Giới phân tích cho rằng cuộc đấu quyền lực này dường như là bất phân thắng bại bởi các nước đều đang đưa ra những lời cáo buộc và phản bác như trong phòng xử án - nơi bên này lớn tiếng kiện cáo bên kia. Mỹ cho rằng mọi đối tác thương mại lớn đang bán phá giá tại thị trường Mỹ với mức thuế cực thấp hay chỉ ở mức 0% trong khi lại áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Theơchiếntranhthươngmạivượttầmkiểmsoálịch bóng đá ngoại hạng anh ngày maio quan điểm của Mỹ, "kẻ có lỗi" nhất trong cuộc chiến thương mại chính là Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ cao hơn kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ khoảng 400 tỷ USD. Trên thực tế, nhiều năm qua các nhà đàm phán Mỹ đã than phiền giá trị của đồng Nhân dân tệ (NDT) được định giá quá thấp để các sản phẩm của Trung Quốc được xuất khẩu với giá rẻ. Họ cũng cho rằng Trung Quốc lập ra các rào cản với hàng nhập khẩu để khiến các sản phẩm của Mỹ khó khăn hơn trong việc thâm nhập Trung Quốc hay cạnh tranh hiệu quả một khi được tiếp cận thị trường Trung Quốc. Đây cũng là lý do khiến Tổng thống Trump quyết định áp thuế 25% với lượng hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh đã áp thuế 2 mặt hàng xuất khẩu lớn của Washington là đậu nành và ô tô.
Tuy nhiên, một số người lại đổ lỗi cho Tổng thống Trump vì làm tổn hại tới các mẫu hình thương mại toàn cầu và mở ra thời đại mới của các hạn chế và giới hạn với thương mại tự do. Các quốc gia sẽ bắt đầu phong tỏa vận chuyển hàng hóa và đóng cửa biên giới hoàn toàn.
Đó là chưa kể Mỹ cũng đang vướng vào một loạt tranh chấp thương mại với các đối tác quan trọng trong đó có Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, khiến các quốc gia này buộc phải có các biện pháp đáp trả. Trên thực tế, cuộc chiến thương mại có khả năng gây tác động trước mắt với quan hệ Mỹ-Hàn. Tổng thống Trump không mấy hài lòng về Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn và đã từng nhấn mạnh việc sửa đổi hiệp định này. Thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ dù trong năm 2017 đã giảm xuống còn 23,1 tỷ USD từ mức 28,3 tỷ USD trong năm 2015 nhưng vẫn được coi là con số quá cao so với mức các quan chức thương mại Mỹ mong muốn. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại toàn cầu cũng đang trở nên quyết liệt bởi cuộc tranh cãi giữa Mỹ và 2 nước láng giềng Canada và Mexico, cũng như những bất đồng với Liên minh châu Âu (EU) mà rất nhiều nước trong số này là đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ.
Có thể nói, một cuộc xung đột kéo dài và những gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, thậm chí có thể khiến khiến thương mại toàn cầu sụp đổ và đẩy nền kinh tế thế giới tới một cuộc khủng hoảng. Theo giới phân tích, việc người tiêu dùng phải gánh hệ quả từ việc các mặt hàng nhập khẩu bị đánh thêm thuế có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào trì trệ và lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm tới 2,5%. Nhiều quốc gia và khu vực có mối liên hệ chặt chẽ với các chuỗi giá trị toàn cầu cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc chiến thương mại này. Không những xung đột sẽ lan ra nhiều quốc gia mà còn ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác bên ngoài thương mại.
Rõ ràng, khi các bên đều nung nấu biện pháp trả đũa, nguy cơ các cuộc đối đầu đều có thể bùng phát thành chiến tranh thế giới thứ 3, thậm chí có thể biến thành cuộc xung đột vũ trang khiến hàng trăm triệu người bỏ mạng.