当前位置:首页 > Thể thao > 【lịch thi đấu phap】Tỷ giá có phần hạ nhiệt, xu hướng diễn biến còn phức tạp 正文

【lịch thi đấu phap】Tỷ giá có phần hạ nhiệt, xu hướng diễn biến còn phức tạp

来源:Empire777   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-26 06:07:53
Tỷ giá có phần hạ nhiệt, xu hướng diễn biến còn phức tạp
Tỷ giá chịu áp lực từ những biến động khó lường của thị trường tài chính toàn cầu. Ảnh tư liệu

Hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mặt bằng cao

Nhìn vào diễn biến ngắn hạn trong một số phiên gần đây tuy có thể thấy tỷ giá đã có phần giảm bớt so với thời điểm leo cao. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến trung hạn thì mặt bằng tỷ giá hiện nay đang khá cao so với đầu năm.

Khả năng VND sẽ tăng giá trở lại

Giới tài chính quốc tế duy trì quan điểm dự báo nhiều khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2024, từ đó giảm bớt áp lực mất giá cho các đồng tiền trên thế giới, trong đó có VND. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo khả năng VND tăng giá trở lại khi các yếu tố căn bản này dần được hiện thực hóa trong thời gian tới.

Ngày 6/6, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ghi nhận ở mức 24.241 đồng/USD, bằng với hôm trước, nhưng đã giảm khá nhiều so với mức 24.261 đồng/USD hôm đầu tuần 3/6. Mặc dù vậy, nhìn từ đầu năm đến hết tháng 5, chỉ số giá Đô la Mỹ theo công bố của Tổng cục Thống kê tháng 5/2024 đã tăng 1,15% so với tháng trước, tăng 4,21% so với tháng 12/2023, tăng 7,85% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 5,24%.

Từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong nước chịu áp lực từ những biến động khó lường của thị trường tài chính toàn cầu, cộng hưởng với những thách thức, khó khăn trên thị trường trong nước thời gian qua. Cụ thể như sau:

Trước hết, lạm phát duy trì cao tại Mỹ, khiến thị trường quốc tế liên tục điều chỉnh dự báo và lùi thời điểm dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất. Sự thay đổi kỳ vọng của thị trường về lộ trình chính sách tiền tệ, cắt giảm lãi suất của FED, cùng với gia tăng căng thẳng địa chính trị tại một số vùng lãnh thổ, khiến đồng USD quốc tế tăng giá mạnh, có thời điểm chỉ số USD (DXY) tăng 5% so với đầu năm 2024, tạo áp lực mất giá lên các đồng tiền khác, trong đó có VND.

Thứ hai, nhập khẩu của nền kinh tế phục hồi mạnh làm gia tăng nhu cầu mua ngoại tệ, đặc biệt nhu cầu ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu năm phục vụ quá trình phục hồi kinh tế sẽ tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu, từ đó tạo nguồn thu ngoại tệ trong tương lai, có thể giải tỏa bớt áp lực tỷ giá trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo phân tích của ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ thuộc NHNN, trong khi Mỹ tiếp tục giữ lãi suất USD ở mức cao, lãi suất VND thấp hơn so với lãi suất USD quốc tế khiến chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền âm. Việc này thúc đẩy tổ chức kinh tế mua ngoại tệ kỳ hạn để phục vụ thanh toán trong tương lai - chuyển nhu cầu ngoại tệ trong tương lai về hiện tại. Trong khi đó, khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lại có tâm lý trì hoãn bán ngoại tệ cho hệ thống tổ chức tín dụng, khiến cân đối cung cầu ngoại tệ kém thuận lợi trong ngắn hạn và gây áp lực lên tỷ giá.

Những kịch bản thời gian tới

Mặc dù tỷ giá đang chịu nhiều áp lực trong ngắn hạn như phân tích ở trên, nhưng các chuyên gia tài chính cho rằng, các khó khăn, thách thức nêu trên của thị trường ngoại tệ trong nước chỉ là ngắn hạn, vì trong thời gian tới, với đà phục hồi khả quan của xuất khẩu thì nguồn cung ngoại tệ của thị trường sẽ được hỗ trợ gia tăng. Ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường thuộc quỹ VinaCapital cho biết, sự phục hồi xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu khi quá trình giảm tồn kho của nhiều nước kết thúc.

Trong khi đó, theo ông Quang, doanh nghiệp vừa qua tăng mạnh mua ngoại tệ kỳ hạn là yếu tố làm giảm bớt nhu cầu ngoại tệ trong tương lai, qua đó cân đối cung - cầu ngoại tệ có nhiều khả năng được cải thiện tích cực hơn tới đây. Đồng thời, giới tài chính quốc tế duy trì quan điểm dự báo nhiều khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2024, từ đó giảm bớt áp lực mất giá cho các đồng tiền trên thế giới, trong đó có VND. Dựa trên các yếu tố căn bản trong và ngoài nước như đề cập nêu trên, nhiều tổ chức quốc tế dự báo khả năng VND tăng giá trở lại khi các yếu tố căn bản này dần được hiện thực hóa trong thời gian tới.

Ngoài ra, một kỳ vọng nữa được giới tài chính đặt ra là hành động của FED khi cơ quan này dự kiến bắt đầu giảm lãi suất từ cuối năm nay như đề cập ở trên, áp lực đối với tỷ giá sẽ giảm bớt. Theo đó, đại diện NHNN cho biết, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ vẫn tiếp tục theo dõi các diễn biến thị trường và ngoài điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường thông qua việc tiếp tục kết hợp đồng bộ các công cụ.

Tỷ giá có phần hạ nhiệt, xu hướng diễn biến còn phức tạp

ÔNG ĐINH QUANG HINH - TRƯỞNG BỘ PHẬN VĨ MÔ VÀ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG, KHỐI PHÂN TÍCH VNDIRECT: Lạm phát Mỹ hạ nhiệt là yếu tố tích cực

Trong ngày 31/5, Mỹ đã công bố dữ liệu mới nhất về chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của FED. Theo đó, PCE lõi trong tháng 4 tăng 0,2% so với tháng 3, đánh dấu mức tăng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 12/2023 và phù hợp với ước tính của Dow Jones.

Như vậy, cả chỉ số CPI và PCE trong tháng 4 đều cho thấy hướng đi tích cực hơn của lạm phát tại Mỹ sau khi các chỉ số này cao hơn dự báo trong quý đầu tiên của năm nay. Sau diễn biến trên, chỉ số DXY và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ điều chỉnh giảm, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực đối với tỷ giá tiền đồng.

Trong nước cũng chứng kiến một số diễn biến tích cực trên thị trường vàng và tiền tệ. Cụ thể, sau khi tăng nóng thời gian gần đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã có xu hướng hạ nhiệt sau động thái hỗ trợ thanh khoản của NHNN. Lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng quay đầu giảm. Giá vàng trong nước cũng hạ nhiệt sau thông tin 4 ngân hàng nhà nước sẽ bán vàng bình ổn giá kể từ ngày 3/6. Những diễn biến này được kỳ vọng sẽ cải thiện tâm lý của nhà đầu tư.

Tỷ giá có phần hạ nhiệt, xu hướng diễn biến còn phức tạp

ÔNG PHẠM CHÍ QUANG - VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC: Biên độ +/-5% là phù hợp, đủ để Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt tỷ giá

Trong bối cảnh thách thức, khó khăn hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành linh hoạt, hài hòa, hợp lý, cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp. Cụ thể như:

Thứ nhất, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, hấp thụ các cú sốc bên ngoài. Đồng thời, NHNN cũng phát hành tín phiếu với kỳ hạn và khối lượng phù hợp nhằm điều tiết lượng tiền VND dư thừa, hạn chế các yếu tố gia tăng áp lực lên tỷ giá.

Thứ hai, NHNN bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường để phục vụ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, đồng thời bình ổn tâm lý thị trường, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Giải pháp điều tiết thanh khoản và bán ngoại tệ can thiệp được NHNN thực hiện nêu trên cũng tương tự các giải pháp được các ngân hàng trung ương trong khu vực triển khai thời gian qua.

Mức giảm giá của VND thời gian qua có thể nhận định là mức trung bình so với các đồng tiền khác trong khu vực và trên thế giới và với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm và biên độ +/-5% hiện nay, tỷ giá thị trường đã có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt./.

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín