【khánh hoà vs nam định】“Lâm tặc” thành tiến sĩ
Ngô Văn Bình (thứ ba từ phải sang) tại lễ bảo vệ luận án tiến sĩ ở Đài Loan
“Ăn của rừng…”
Căn nhà nhỏ thu mình bên gốc cây cổ thụ,âmtặcthànhtiếnsĩkhánh hoà vs nam định trên tuyến đường Hồ Chí Minh (huyện A Lưới), nơi thầy giáo Ngô Hậu (giáo viên Trường tiểu học Nhâm, huyện A Lưới) sinh sống đầy ắp những kỷ niệm một thời khốn khó của em trai mình - tiến sĩ Ngô Văn Bình. Trong một lần công tác tại A Lưới, tôi được thầy Hậu kể về anh Bình với niềm tự hào xen lẫn tủi thân. “Nó (Ngô Văn Bình - PV) vừa bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đài Loan. Vì gia đình, nó đứt đoạn học hành 10 năm trời. Dù là em nhưng nó giúp tôi rất nhiều. Tôi được cầm phấn dạy chữ cho học sinh vùng cao cũng nhờ Bình chu cấp kinh phí học tập. Lúc về Huế, nếu có dịp anh trò chuyện với nó sẽ rõ…”, thầy Hậu nghẹn lời trong một lần chia sẻ về người em ruột thịt.
Cũng lại là một căn nhà nhỏ, nhưng lần này là căn nhà trọ cấp 4 nằm sâu trong con hẻm đường Lê Ngô Cát (TP. Huế), tổ ấm của tiến sĩ Bình, người nhiều lần tôi đã lỡ hẹn….
Gặp mặt, tiến sĩ Ngô Văn Bình bắt đầu bằng chuyện bén duyên với núi rừng A Lưới rồi trở thành… lâm tặc. Quê gốc ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, sau năm 1976, lúc vừa lọt lòng, anh theo gia đình đi kinh tế mới ở A Lưới. Lúc ấy, đường lên A Lưới phải ngược ra Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), lên Đắc Krông rồi mới vòng được vào nơi ở mới. Như bao gia đình khác, gia đình anh lập nghiệp cũng chỉ với hai bàn tay trắng, quần quật khai hoang làm rẫy. Từ nhỏ, anh em Bình một buổi đến trường, buổi còn lại phụ ba mẹ lao động để kiếm thêm thu nhập. Vì cái nghèo nên khi vừa lên lớp 10, Bình đứt đoạn nghiệp học, trước khi trở thành người đi xẻ gỗ.
Anh có vẻ ngập ngừng khi nhắc đến chuyện lên rừng đốn gỗ, bởi bây giờ anh hiểu đó là việc làm phi pháp. Ngô Văn Bình bảo rằng, dù tốt dù xấu ai cũng có quá khứ. Quá khứ anh ở độ tuổi “bẻ gãy sừng trâu” là “lâm tặc”, kiếm tiền nuôi ba mẹ bệnh tật và người anh trai theo đuổi nghiệp đèn sách. “Lúc trước, những cánh rừng ở A Lưới còn "giàu", ai cũng lên rừng cưa gỗ. Sau khi nghỉ học, hàng ngày tôi vác cưa lên rừng khai thác, cứ sáng sớm đi chiều tối về. Hồi đó cưa tay nên mỗi ngày chỉ kiếm được vài phách gỗ, bán cho các chủ xưởng mộc được 50-70 nghìn đồng. Bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền nên lúc đó chưa ý thức được việc khai thác lâm sản trái phép”, anh Bình trải lòng.
Không bao lâu sau khi nghỉ học, cha anh vì bệnh qua đời, kinh tế gia đình dồn lên vai anh. Có lúc anh đánh liều với “mẻ hàng” lớn, bị cơ quan chức năng bắt giữ, xử phạt. “Muốn có nhiều tiền nên có lần tôi cùng một nhóm người khai thác một lượng gỗ khá lớn tại xã Hồng Hạ (huyện A Lưới), bởi vận chuyển gỗ lộ liễu nên bị lực lượng kiểm lâm bắt giữ, tịch thu hết lâm sản”, anh Bình chia sẻ.
TS. Ngô Văn Bình hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học
Sau lần đó, anh thôi nghiệp "lâm tặc” và được người quen giới thiệu đến với nghề … phu trầm. Chuỗi ngày mưu sinh của anh lúc này là rong ruổi hàng tháng trời ở bên kia biên giới, nước bạn Lào. Anh đã từng sởn gai ốc vì hiểm nguy rình rập. Anh kể, từ năm 1990 trở về trước, người Lào ở các bản làng giáp biên giới Việt Nam cứ hễ thấy phu trầm Việt sang khai thác là bắn. Một thời gian sau, khi bắt đầu có sự giao thương thì chuyện đó mới một phần chấm dứt. “Muốn làm phu trầm phải có sức khỏe, chấp nhận hiểm nguy, hiểu "luật" và có những lời nguyền khó lý giải. Chuyến hàng đầu tiên cũng bị lực lượng biên phòng bắt giữ. Tôi cũng nhiều lần run sợ khi giáp mặt người Lào nhưng vì để có tiền trang trải cuộc sống nên phải theo. Tôi đã “ăn của rừng” đến gần 10 năm, từ lâm tặc đến phu trầm…”, anh Bình tâm sự.
Trở lại với chính mình
TS. Ngô Văn Bình tự nhận mình là người mê chữ, chỉ vì hoàn cảnh, bố mất sớm, một mình phải nuôi mẹ và anh trai nên anh buộc lòng phải dừng việc học. Sau 10 năm “ăn của rừng”, anh đứng trước nhiều sự lựa chọn sau khi “gác kiếm” - hoặc học nghề, kiếm việc làm thuê hoặc theo đuổi sự học. Và con chữ đã thắng trong sự lựa chọn của Bình. Anh nhớ lại: “Năm 1998, tôi quyết định đi học trở lại. Trước đó, lòng vẫn canh cánh nỗi lo cơm áo gạo tiền, bởi mẹ già không còn đủ sức lao động, anh trai cũng chưa làm được nhiều tiền. Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định đăng ký học hệ bổ túc, vừa học vừa làm thêm nghề thợ nề để phụ giúp gia đình về kinh tế”.
Tốt nghiệp hệ bổ túc, anh lại quyết định nghỉ học vì hoàn cảnh, 2 năm sau, anh “đánh liều” nộp hồ sơ thi tuyển vào Trường đại học Sư phạm Huế. Và anh thi đến lần thứ 2 mới đậu vào ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông lâm của trường. “Tôi đi thi vì quá nhớ bàn ghế, trường lớp. Do nghỉ lâu quá, hổng kiến thức nên đến lần thi thứ 2 mới đậu vào trường sư phạm khóa 2002-2006”, anh Bình nói.
Ngô Văn Bình tại Đài Loan sau khi tốt nghiệp tiến sĩ
Tốt nghiệp đại học, có quyết định giảng dạy tại một trường ở A Lưới, thế nhưng anh bám theo con đường học hành và tốt nghiệp thạc sĩ vào năm 2009. “Tôi đam mê học thuật từ nhỏ, may mắn khi gặp được GS.TS. Ngô Đắc Chứng có cùng sở thích về chuyên ngành động vật học đã thôi thúc tôi quyết định nghiên cứu sâu hơn nữa chuyên ngành này. Để có kinh phí học thạc sĩ, tôi làm thêm ở nhiều công ty tư nhân, dốc sức làm các dự án phát triển”, anh Bình chia sẻ.
Lấy xong bằng thạc sĩ Sinh học – chuyên ngành Động vật học, Ngô Văn Bình vẫn chưa có ý định xin việc làm, một lần nữa anh quyết theo đuổi nghiệp học khi nộp hồ sơ học tiến sĩ tại Trường đại học Sư phạm Huế. Lúc này, anh gặp may mắn khi nhận được suất học bổng toàn phần học tiến sĩ 4 năm tại Đại học Quốc gia Thành Công (National Cheng Kung University) – trường đại học hàng đầu Đài Loan (luôn luôn được xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu của thế giới). Anh Bình kể: “Từ tháng 9/2010 tôi bắt đầu hành trình học tiến sĩ tại Đài Loan sau nhiều đợt tuyển chọn ở trường. Trước đó, để đủ điều kiện chứng minh tài chính du học theo yêu cầu của nước bạn, tôi phải lăn lộn nhiều nơi để vay mượn tiền. Học bổng chỉ cho 4 năm nhưng tôi học đến 5 năm mới bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, bởi sau 2 năm học đầu tiên, giáo sư hướng dẫn không may bị mất nên phải chuyển giáo sư, bởi những giáo sư nước ngoài thường không muốn thừa kế sự hướng dẫn của người khác. Suốt 1 năm học “dôi dư”, tôi phải tự túc kinh phí. Rất may trong quá trình học 4 năm, tôi tiết kiệm được tiền từ việc tằn tiện chi tiêu. Nhờ vậy mà tôi đủ kinh phí theo đuổi nghiệp học”.
Bây giờ, bước qua mọi gian khó, chàng “lâm tặc” ngày nào đã là một tiến sĩ với khoảng 35 bài báo khoa học được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm. Trong đó có khoảng 10 bài báo khoa học xuất bản ở nước ngoài thuộc hệ thống ISI với Chỉ số Trích dẫn Khoa học cao (Science Citation Index, viết tắt: SCI); cùng đồng nghiệp đã xuất bản được một cuốn sách (Giải phẫu – Sinh lý người và động vật) dày hơn 400 trang; đã và đang hướng dẫn 4 học viên thạc sĩ và một nghiên cứu sinh. “Tháng 7/2015, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, nhiều trường đại học trong nước mời tôi về giảng dạy nhưng tôi chọn Huế. Bởi đây là nơi tôi nếm trải nhiều khó khăn, gian khổ để đến được với thành công”, tiến sĩ Bình chia sẻ.
Bài: QUỲNH VIÊN - Ảnh: NVCC
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- Phó Thủ tướng khen ngợi Công an An Giang vụ bắt gần 51 kg vàng nhập lậu
- Doanh nghiệp làm thế nào để nắm bắt cơ hội từ Hiệp định RCEP?
- Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về chỉ số dòng chảy thương mại
- Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- Nga ngăn chặn 32 vụ tấn công khủng bố trong năm 2021
- Điểm chuẩn Trường Đai học Công nghệ Giao thông vận tải 2022
- Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra trong tuần tới
- Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- Lixil Talent Match
- Thế giới có hơn 280 triệu ca mắc, biến thể Omicron lây lan mạnh
- Đối thoại với phụ huynh phản đối sáp nhập trường ở Nghệ An
-
Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent ...[详细] -
Tòa án Tối cao Iraq phê chuẩn kết quả bầu cử quốc hội trước thời hạn
Ảnh minh họa. Nguồn:AFPNgày 27/12, Tòa án Tối cao Iraq đã phê chuẩn kết quả cuộc bầu cử Quốc hội trư ...[详细] -
CEPAL đánh giá FDI vào khu vực Mỹ Latinh sẽ suy giảm từ 45% đến 55%
Kiểm tra xe ô tô trước khi xuất xưởng tại dây chuyền sản xuất ở khu công nghiệp của Nissan ở Resende ...[详细] -
Lào sẵn sàng mở cửa đón khách du lịch trở lại vào đầu năm 2022
Cảnh vắng vẻ trên đường phố trong thời gian phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại Luang Prabang, Lào, ng ...[详细] -
Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
Instagram tiếp tục tăng trưởng trong năm 2017. (Nguồn: Digital Trends)Chúng ta đều biết chiến lược s ...[详细] -
Pháp khẳng định sẽ đánh thuế các công ty công nghệ đa quốc gia
Ảnh minh họaTheo một quan chức thuộc Bộ Tài chính Pháp, các công ty công nghệ bị áp thuế trên đã đượ ...[详细] -
Phản đối nhà máy xử lý rác thải, hơn 160 học sinh không đến trường
Chiều nay (7/9), đại diện xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yê ...[详细] -
Đầu năm chưa kịp vận động xã hội hóa, hiệu trưởng 'mượn' bàn ghế cho lớp 1
Theo phản ánh của phụ huynh Trường Tiểu học Thạch Linh (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) ...[详细] -
Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
Ngày 3-1, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần TuN ...[详细] -
Melbourne Polytechnic Việt Nam đào tạo chương trình cao đẳng chuẩn Úc
Ngày 16/9 vừa qua, trong khuôn khổ chương trình Công bố hợp tác li& ...[详细]
Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
Nhìn lại nền kinh tế toàn cầu & triển vọng cho tương lai
- Biển số ô tô 65A
- Việt Nam thu hút thêm 26,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
- Argentina đạt thỏa thuận tái cơ cấu khoản nợ 44,5 tỷ USD với IMF
- Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
- Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giảm nhẹ vào nửa cuối năm 2022
- Người tiêu dùng ASEAN ngày càng quan tâm đến đầu tư bền vững