Tháng 11,ềuyếutốkhólườngchodựbáobiếnđộnggiádịpcuốinăsố liệu thống kê về theo hernandez dự báo giá tăng nhẹ
Dự báo này được Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đưa ra trên cơ sở các yếu tố có thể tác động gây sức ép lên mặt bằng giá.
Trong đó, dự báo sang tháng 11/2014 tình hình mưa, lũ, lụt có thể tiếp tục xảy ra tại các tỉnh miền Trung, Miền Nam, trong khi tình trạng thiếu nước, khô hạn cục bộ có khả năng xảy ra tại một số khu vực, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực, thực phẩm, gây tác động tăng giá cục bộ.
Cơ quan quản lý giá nhận định, vẫn còn nhiều yếu tố khó lường dự báo sẽ tác động lên bằng giá của hai tháng cuối năm. Ảnh: H.L Cùng với đó, tháng 11/2014 là thời gian các doanh nghiệp thực hiện sản xuất, dự trữ hàng hóa bắt đầu tăng cường chuẩn bị nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Mặt khác, do yếu tố mùa vụ (thời tiết chuyển mùa lạnh) nên nhu cầu đối với một số mặt hàng may mặc, mũ nón, giầy dép, thiết bị đồ dùng gia đình tăng, có thể tác động gây sức ép lên mặt bằng giá.
Tuy nhiên cũng theo cơ quan quản lý giá, tháng 11/2014 có một số yếu tố quan trọng góp phần bình ổn mặt bằng giá như: giá nhiều nguyên nhiên vật liệu thị trường thế giới dự báo tiếp tục xu hướng giảm.
Trong nước, giá một số hàng hóa, dịch vụ có khả năng ổn định hoặc giảm như: dịch vụ giáo dục, thực phẩm tươi sống, đường, sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi, thép xây dựng, xi măng, LPG...; tác động theo độ trễ của việc giảm giá xăng, dầu trong tháng 10/2014.
Cùng với đó, cung cầu hàng hoá trong nước vẫn cơ bản ổn định. Các bộ, ngành, địa phương đang tích cực thực hiện công tác bình ổn thị trường những tháng cuối năm 2014, công với triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường, kế hoạch dự trữ, chuẩn bị hàng hóa phục vụ cuối năm 2014 và Tết Nguyên Đán 2015; các chương trình khuyến mại, giảm giá cũng được nhiều doanh nghiệp, địa phương thực hiện trong những tháng cuối năm...
Hạn chế tác động từ điều chỉnh giá đến sản xuất và đời sống
Tháng cuối cùng của năm, cơ quan quản lý giá nhận định, tình hình trong nước sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tiêu dùng tăng trưởng thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, tồn kho còn cao....
Hơn nữa, tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi còn diễn biến phức tạp; nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng do chuẩn bị cho Tết dương lịch và Tết Nguyên Đán 2015 là những yếu tố chính gây tác động lên bằng giá.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả biện pháp bình ổn giá đối với giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đi đôi với đó, giám sát chặt chẽ kê khai giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng hóa, dịch vụ được trợ cước, trợ giá; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công...
Trường hợp điều chỉnh giá phải xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá, tránh điều chỉnh giá nhiều mặt hàng vào cùng một thời điểm để hạn chế thấp nhất tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đồng thời, thực hiện công khai thông tin về giá, điều hành giá theo quy định của pháp luật để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần bình ổn thị trường và kiểm soát lạm phát như chính sách tài khoá chặt chẽ, chính sách tiền tệ linh hoạt; điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát; quản lý chặt chẽ, hiệu quả đầu tư công; tăng cường quản lý thị trường, hoàn thiện hệ thống lưu thông phân phối theo hướng giảm bớt các tầng nấc trung gian.../.
Hoàng Lâm
顶: 12踩: 459
【số liệu thống kê về theo hernandez】Nhiều yếu tố khó lường cho dự báo biến động giá dịp cuối năm
人参与 | 时间:2025-01-25 00:19:03
相关文章
- Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- Công nghiệp 4.0: Lao động dệt may sẽ "ra đường"?
- Không lo nợ xấu gia tăng, vì đã có “gậy”
- Lời cầu cứu trong vô vọng của game thủ Thái Lan tử vong vì Covid
- Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- Kiểm soát chất lượng để khẳng định vị thế rau quả Việt Nam
- Đi máy bay, virus Covid
- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Đảm bảo 3 mục tiêu phát triển lâm nghiệp
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Bắt giữ các đối tượng gây rối trật tự sử dụng súng ngắn bắn về hướng người dân
评论专区