【thứ hạng của las palmas】Giảm áp lực điều hành cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Không ít hứng khởi và kỳ vọng
Đây là nhận định của đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam: Cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động" được tổ chức ngày 20/7, tại Hà Nội.
Hội thảo này nhằm cập nhật triển vọng kinh tế vĩ mô cả năm 2018, đồng thời, kiến nghị một số định hướng đổi mới kinh tế và giải pháp chính sách cho quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2018 và các năm tiếp theo.
Theo đó, tại hội thảo, ông Nguyễn Ánh Dương, Trưởng ban Ban chính sách Kinh tế vĩ mô cho biết, kinh tế Việt Nam bước vào quý II với không ít hứng khởi và kỳ vọng. Những chuyển biến về cải thiện môi trường kinh doanh, tái cơ cấu kinh tế song song với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô trong những quý trước ít nhiều đã củng cố niềm tin của thị trường.
“Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm không dựa vào mở rộng tiền tệ. Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư. Tăng trưởng kinh tế chưa kéo theo áp lực lạm phát theo chu kỳ, do ít có tác động của mở rộng tiền tệ và tài khóa”, ông Dương nói.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm đạt 7,08% trong 6 tháng đầu năm, mức cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ 2011. Kết quả này giúp giảm áp lực điều hành trong 6 tháng cuối năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm. Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mở rộng trong chu kỳ tăng trưởng. GDP thực tế vẫn cao hơn so với xu thế. Tăng trưởng GDP cũng chưa có dấu hiệu “quá nóng”.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phục hồi rõ rệt, tăng 3,99% trong quý II/2018 và 3,93% trong 6 tháng đầu năm 2018; tuy còn thách thức liên quan đến EU vẫn giữ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam và Trung Quốc có khả năng tăng yêu cầu chất lượng đối với hàng nông sản Việt Nam.
Tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 8,46%, với điểm sáng là tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm sự phụ thuộc vào khu vực khai khoáng.
Ông Nguyễn Ánh Dương nhấn mạnh, lạm phát cơ bản vẫn ổn định ở mức thấp, trung bình tăng 1,35% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
“Diễn biến lạm phát trong 6 tháng đầu năm ít chịu áp lực từ các yếu tố tiền tệ hay tổng cầu, chủ yếu xuất phát từ các yếu tố “chi phí đẩy”. Áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm vẫn rất đáng lưu tâm. Yêu cầu xử lý áp lực lạm phát hiện nay cũng tương đối giống năm 2008 (dù khác mức độ) do còn rủi ro suy giảm kinh tế dưới tác động của các yếu tố bên ngoài”, ông Nguyễn Ánh Dương nói.
Tuy nhiên, theo đại diện CIEM, kết quả kinh tế - xã hội trong quý IV/2017 và quý I/2018 còn nhận được một vài ý kiến nghi ngại, đặc biệt là về chất lượng tăng trưởng và áp lực lạm phát. Rủi ro suy giảm kinh tế cũng được đề cập nhiều hơn, chủ yếu là lo ngại về diễn biến chu kỳ tăng trưởng và diễn biến khó lường của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại: Ảnh hưởng không nhiều
Dự báo về kinh tế nửa cuối năm, ông Nguyễn Ánh Dương cho rằng, diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường. Các tranh chấp địa chính trị vẫn hiện hữu ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á - Thái Bình Dương. Lộ trình tăng lãi suất ở Mỹ có thể bất định hơn.
Việc hoàn tất các thủ tục cho phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do cũng là yếu tố có thể kéo theo một số tác động tích cực đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trong chừng mực ấy, diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào cách thức thúc đẩy tăng trưởng, điều hành giá cả, cải thiện thực chất môi trường kinh doanh và xử lý các điểm nghẽn của mô hình tăng trưởng.
Về một số chỉ tiêu chính trong phát triển kinh tế 2018, theo đại diện CIEM, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2018 (cập nhật) có thể đạt mức 6,71%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 12,11%, thặng dư thương mại dự báo ở mức 1,2 tỷ USD và lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,93%.
Liên quan vấn đề căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM khẳng định chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động trực tiếp tới kinh tế Việt Nam là chưa nhiều. Đơn cử như vấn đề đầu tư.
Về những lo ngại tình trạng hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam, ông Cung cho rằng, những mặt hàng Mỹ áp thuế NK cao với Trung Quốc phần lớn là các mặt hàng công nghệ cao mà ở Việt Nam chưa có nhu cầu.
Ngoài ra, theo đánh giá, tác động chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể khiến các công ty Hoa Kỳ bố trí lại cơ cấu sản xuất, chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc trên quy mô lớn. Tuy nhiên, cơ hội cho Việt Nam ở lĩnh vực này là không nhiều.
Lý do, theo TS. Nguyễn Đình Cung, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ làm cho các công ty Mỹ rời ra khỏi Trung Quốc nhanh hơn nhưng dự đoán rằng phần lớn các nhà sản xuất lại đang dần chuyển về Mỹ, rất ít công ty chọn Việt Nam làm điểm đến vì phần lớn những ngành nghề rút ra khỏi Trung Quốc đều là những ngành nghề đòi hỏi có lực lượng lao động tiên tiến. Nếu vào Việt Nam thì Việt Nam cũng không đủ hấp thụ được bởi chúng ta đang thiếu nguồn lao động nhân công chất lượng cao.
相关文章
Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
(Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: chainstoreage.com)Trong một thông báo phát đi vào ngày 12/10, hãng2025-01-255 lý do chọn Marathon Education làm ‘bạn đồng hành’ với con
Giáo viên dày dạn kinh nghiệm thuộc top đầuTheo Marathon Education, tất cả giáo viên tại Marathon Ed2025-01-25Nhật Bản quyết tâm xóa sổ xe chạy xăng vào giữa thập niên 2030
Thủ tưởng Yoshihide Suga quyết tâm đưa Nhật Bản về phát thải 0 vào giữa thập kỷ 2030 với “Chiến lược2025-01-25Học sinh Hà Nội có thể bán trú tại trường khi đi học trực tiếp trở lại
Theo đó, bà Minh đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp chỉ đạo Sở GD-ĐT rà soát điều kiện bảo đảm an toàn2025-01-25Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
So với những năm trước đây, phụ kiện di động đã có một bước tiến xa với việc tiếp cận người dùng sát2025-01-25Ấn Độ chuẩn bị cấp phép sử dụng vaccine Covid
Hội đồng chuyên môn của Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) hôm qua (2/1), đã ra khuyến nghị cơ2025-01-25
最新评论