当前位置:首页 > La liga

【hang 2 tay ban nha】Phát triển hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ trong toàn ngành Tài chính

phat trien he thong cong nghe thong tin dong bo trong toan nganh tai chinh

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho hoạt động nghiệp vụ thuận lợi và hiệu quả hơn. Ảnh: Hữu Linh.

Cung cấp 949 dịch vụ công trực tuyến

Đến thời điểm hiện tại,áttriểnhệthốngcôngnghệthôngtinđồngbộtrongtoànngànhTàichíhang 2 tay ban nha tổng số thủ tục hành chính tại Bộ Tài chính đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến là 949 thủ tục, trong đó có 244 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 331 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 92 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 284 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hệ thống gửi và nhận văn bản giữa Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ hoạt động ổn định trong năm 2017 với 10.290 văn bản đến và 5.234 văn bản đi.

Trong lĩnh vực Thuế, Tổng cục Thuế đã triển khai thí điểm khai thuế điện tử đối với tờ khai cho thuê nhà tại Cục Thuế Hà Nội, Cục Thuế TP.HCM và các chi cục Thuế trực thuộc. Từ ngày 1/1/2017 đến ngày 28/2/2018 đã có 50.698 tờ khai điện tử đã gửi đến cơ quan Thuế trên tổng số 104.226 tờ khai, đạt tỷ lệ 48,64%. Hoạt động nộp thuế điện tử đã kết nối dữ liệu thành công với 3 ngân hàng thương mại (Vietcombank, VietinBank, Agribank) và đang tuyên truyền, phổ biến để người dân sử dụng dịch vụ.

Việc thí điểm khai và nộp thuế điện tử lệ phí trước bạ được thực hiện khá thành công ở Cục Thuế Hà Nội thông qua phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông, ngân hàng, đại lý xe Trường Hải, Honda, hoàn thành việc thử nghiệm đăng ký xe trên địa bàn quận Ba Đình, Hai Bà Trưng. Đến nay, hệ thống ứng dụng đã sẵn sàng triển khai rộng tại Hà Nội và TP.HCM khi có đầy đủ căn cứ pháp lý. Hệ thống hoàn thuế điện tử được chính thức mở rộng tại 63 tỉnh, thành phố từ ngày 4/8/2017. Tính đến hết tháng 2/2018, tổng số DN tham gia hoàn thuế điện tử là 4.649 trên tổng số 13.324 DN hoàn thuế, đạt tỷ lệ 34,85%; số hồ sơ tiếp nhận là 11.926 hồ sơ trên tổng số 44.696 hồ sơ, đạt tỷ lệ 26,68%; tổng số hồ sơ hệ thống đã giải quyết hoàn là 9.513 hồ sơ với tổng số tiền đã giải quyết hoàn là hơn 49,874 tỷ đồng.

Với lĩnh vực Hải quan, tính đến nay, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11/13 bộ, ngành (đạt 84,6%), đã thực hiện 47/284 thủ tục hành chính (đạt 16,5%) thông qua Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính được xử lý là hơn 800.000 bộ, khoảng trên 18.000 DN tham gia. Ngành Hải quan cũng đã ký thỏa thuận hợp tác thu thuế XNK bằng phương thức điện tử với 38 ngân hàng, theo đó 90% số thu thuế XNK năm 2017 được thực hiện thông qua ngân hàng. Để tiếp tục tạo thuận lợi cho DN được nộp thuế mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hiện nay Tổng cục Hải quan đang triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7, mở thêm một phương thức thanh toán thuế mới cho DN. Hệ thống được chính thức triển khai từ ngày 23/10/2017 và đến hết năm 2017 đã có 11 ngân hàng thương mại tham gia.

Hoàn thiện môi trường pháp lý

Tuy đạt được nhiều kết quả, song, nhiệm vụ của nửa “kế hoạch” còn lại cũng khá nặng nề với nhiều dự án lớn. Chia sẻ về mục tiêu sắp tới, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết: Toàn Ngành sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển và duy trì hệ thống công nghệ thông tin, thống kê tài chính đồng bộ, thống nhất, gắn liền với các nhiệm vụ chính trị được giao của ngành Tài chính; triển khai áp dụng công nghệ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu điều hành nền tài chính quốc gia của Bộ Tài chính, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn.

Ông Hà cho rằng, việc đầu tiên quan trọng nhất chính là hoàn thiện môi trường pháp lý quản lý công nghệ thông tin và triển khai các văn bản chính sách mới với việc trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; trình Bộ ban hành Thông tư quy định Chế độ báo cáo Thống kê tài chính, Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu Thống kê tài chính,...

Bên cạnh đó, việc tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong năm 2018 cần được tập trung vào việc triển khai các phần mềm dùng chung trong ngành Tài chính như Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính”; Hệ thống thông tin quản lý cán bộ Bộ Tài chính theo mô hình tập trung; nâng cấp hệ thống Trung tâm trao đổi thông tin thu NSNN tại Bộ Tài chính; nâng cấp phần mềm cấp mã số đơn vị có quan hệ ngân sách; mở rộng chương trình quản lý văn bản điều hành; triển khai phần mềm Quản lý tài sản nội ngành tài chính theo mô hình tập trung,...

Ngoài ra, các ứng dụng tác nghiệp phục vụ nghiệp vụ cốt lõi của các đơn vị cũng phải thường xuyên được duy trì, nâng cấp, đặc biệt là Hệ thống Quản lý Thông tin Kho bạc và Ngân sách (TABMIS), Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS), Hệ thống Tổng kế toán nhà nước, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN;... để đáp ứng yêu cầu của các thay đổi, điều chỉnh về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cải cách cơ chế, chính sách tài chính.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai:

Để triển khai tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, các đơn vị tập trung cập nhật các quy định mới, kịp thời triển khai, phổ biến đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính tới các cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị.

Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng và ban hành kế hoạch hành động chi tiết thực hiện Nghị quyết 02-NQ/BCSĐ của đơn vị mình trước ngày 31/3/2018. Đồng thời, các đơn vị rà soát, đề xuất các nhiệm vụ triển khai đến năm 2020, tổng hợp để báo cáo Bộ các nội dung điều chỉnh Kế hoạch công nghệ thông tin 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ.

分享到: