| Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị tăng giờ làm thêm bù lao động thiếu hụt | | Trên 150 doanh nghiệp thủy sản rời thị trường xuất khẩu |
| Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú. Ảnh: Q.Hiếu |
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, bất cập lớn nhất trong dự thảo quy định xếp các cơ sở chế biến thủy sản vào "Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường" ở mức độ 3 (Phụ lục 2 của Dự thảo). Các quy định này chưa phù hợp cả về chưa phù hợp cả về thực tiễn sản xuất lẫn vấn đề cơ sở pháp lý Cụ thể, trong thực tế sản xuất, ngành chế biến thủy sản không phát sinh các chất gây ô nhiễm nhiều hơn các ngành chế biến thực phẩm khác như sản xuất kẹo bánh, sữa, cà phê, chè,... nhưng các nhà máy này không bị quy vào mức 3 về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như ngành chế biến thủy sản. Theo các doanh nghiệp chế biến thủy sản, xét về mặt xả thải của ngành chế biến thủy sản, các nguồn thải của ngành chế biến thủy sản, bao gồm: Về khí thải, chỉ có một số ít nhà máy có công đoạn gia nhiệt (nhà máy đồ hộp, nhà máy sản xuất hàng chín, hàng chần như chả cá, tôm luộc, tôm bao bột,...) có sử dụng lò hơi như một số nhà máy chế biến thực phẩm khác như sản xuất bánh kẹo bánh, sữa, cà phê hòa tan,... nhưng những nhà máy này cũng không có tên trong Phụ lục 2. Về nước thải, các nhà máy chế biến thủy sản đều đã đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là từ nguồn nước rửa thủy sản nên các chỉ tiêu trong nước thải chủ yếu có nguồn gốc từ cơ thịt thủy sản và các phụ gia thực phẩm, đều là những chất từ tự nhiên và ăn được đối với con người, không gây độc hại mạnh như những hóa chất dùng trong các ngành công nghiệp khác. Về chất thải rắn, các chất thải rắn chính trong quá trình chế biến chủ yếu là các phế liệu từ thủy sản như xương cá, da cá, mỡ cá, vỏ tôm, đầu tôm, vỏ ngao, sò,... hoặc một số túi nylon, bao bì carton,... các phế liệu thủy sản đa phần được các cơ sở bên ngoài thu gom để làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác như sản xuất thức ăn chăn nuôi, dầu biodiezel, chitin, chitosan, collagen,... Vỏ ngao, sò, ốc, hến,... cũng thường được một số cơ sở thu mua để làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ, xay ra thành bột trộn vào thức ăn chăn nuôi để tăng lượng canxi cho vật nuôi, lấp đất, lấp đường,... hoặc nếu phải bỏ đi thì cũng không phân hủy tạo thành các chất thải nguy hại, Các bao bìcarton, nylon cũng được các cơ sở thu gom phế liệu thu mua lại để làm nguyên liệu tái chế. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, để ngành thủy sản, một trong những ngành hàng trọng điểm của nền kinh tế, có các cơ hội thực hiện tốt chiến lược phát triển thủy sản đến 2030 như Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giúp các doanh nghiệp thủy sản nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời vừa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường phù hợp, dựa trên việc quản lý rủi ro, VASEP đề nghị sớm xem xét đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi “Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” quy định tại Phụ lục 2 của dự thảo để ngành hàng thực hiện được tốt nhất cả các yêu cầu về môi trường… |