Các doanh nghiệp Nhật Bản nhận định Việt Nam vẫn là môi trường hấp dẫn đầu tư do có lợi thế về quy mô thị trường lớn với dân số trên 100 triệu người.
Ngày 6-2,ệpNhậtBảnsẽmởrộngquymđầutưtạiViệti so west ham tại cuộc họp công bố tình hình đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản 2017 và xu hướng đầu tư 2018 do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tổ chức, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Jetro tại TPHCM cho biết, có đến 88% doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh có lãi tại Việt Nam. Hơn 70% doanh nghiệp được hỏi ý kiến, khẳng định sẽ mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.
Kết quả trên dựa vào thực tế khảo sát tình hình hoạt động, kinh doanh của 652/2.540 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Trong số đó, có 2/3 là doanh nghiệp sản xuất và 1/3 doanh nghiệp dịch vụ.
Điều đáng nói, cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản trong năm 2017 có sự thay đổi so với năm 2016. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư ngành công nghiệp chế tạo giảm từ 59% năm 2016 xuống còn 40% năm 2017.
Ngược lại, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh từ 7% lên 23%. Ngoài ra, đầu tư ở một số ngành khác cũng có xu hướng tăng nhẹ như kho bãi, vận chuyển, khách sạn, ăn uống, xây dựng… Dự kiến xu hướng dịch chuyển cơ cấu đầu tư năm 2017 sẽ có tiếp diễn trong năm 2018.
Có thể nói, trong ngắn và dài hạn, các doanh nghiệp Nhật Bản nhận định Việt Nam vẫn là môi trường hấp dẫn đầu tư do có lợi thế về quy mô thị trường lớn với dân số trên 100 triệu người.
Tình hình chính trị xã hội ổn định và Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách cải cách mạnh mẽ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư và phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì doanh nghiệp cho rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam còn có nhiều rủi ro, tập trung chủ yếu vào nguy cơ tăng tiền lương và việc vận hành chính sách, quy định nhà nước tại các địa phương vẫn chưa được nhất quán, minh bạch.
Theo ÁI VÂN/SGGP