【kết quả bundesliga đức】ACV sẽ vay hơn 2,6 tỷ USD để thực hiện dự án sân bay Long Thành
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 23:21:09 评论数:
Hai DNNN sẽ được chỉ định thầu thực hiện dự án
TheẽvayhơntỷUSDđểthựchiệndựánsânbayLongThàkết quả bundesliga đứco tờ trình của Chính phủ, do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 111.689 tỷ đồng, tương đương 4,779 tỷ USD. Tổng mức đầu tư dự án thấp hơn tổng mức đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng là 4,782 tỷ USD).
Về hình thức đầu tư, chủ yếu có hai doanh nghiệp (DN) dự kiến được giao thực hiện dự án là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM). Trong đó, số vốn ACV cần huy động là 4,194 tỷ USD, tương đương khoảng 98.014 tỷ đồng. Dự kiến ACV bố trí vốn chủ sở hữu được 36.607 tỷ đồng, chiếm 37% tổng vốn đầu tư. Số vốn còn lại ACV phải đi vay khoảng 2,628 tỷ USD.
Với VATM, tổng số vốn VATM cần huy động là 3.225 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu đã cân đối được khoảng 2.125 tỷ đồng. VATM dự kiến sẽ vay vốn thương mại của ngân hàng trong nước khoảng 1.100 tỷ đồng, với lãi suất tính toán dự kiến là 11%/năm.
Tại tờ trình, Chính phủ trình và kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết thông qua một số nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành giai đoạn 1, gồm: chấp thuận hình thức đầu tư CHKQT Long Thành; điều chỉnh diện tích đất giai đoạn 1 từ 1.165 ha lên khoảng 1.810 ha; điều chỉnh 1.050 ha đất dành cho quốc phòng thành 570 ha đất dùng riêng cho quốc phòng và 480 ha đất dùng chung giữa quốc phòng và dân dụng; chấp thuận chủ trương bổ sung hai tuyến đường bộ kết nối số 01 và 02 vào Dự án đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành giai đoạn 1 để đầu tư theo quy mô phân kỳ đầu tư; giao Chính phủ chỉ đạo công tác thẩm tra, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 94.
Thẩm tra các nội dung này, Uỷ ban Kinh tế tán thành với việc sử dụng diện tích đất dùng chung (480 ha) giữa dân sự và quân sự. Việc dùng chung diện tích đất này vừa bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, vừa bảo đảm thực hiện kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng.
Về tổng mức đầu tư, Ủy ban Kinh tế cho rằng, tính chính xác của tổng mức đầu tư dự án chưa thể được đảm bảo, nhiều hạng mục tính toán mới dừng ở mức thiết kế sơ bộ có thể dẫn đến tăng tổng mức đầu tư khi chuẩn xác hóa. Do đó, đề nghị rà soát để tránh gây biến động lớn tổng mức đầu tư dự án.
Đối với hình thức đầu tư, cơ quan thẩm tra nhận định dự án là công trình quan trọng quốc gia, có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia nên việc lựa chọn nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm cơ sở pháp lý.
Có ý kiến đề nghị, để đảm bảo vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia và hiệu quả đầu tư, Quốc hội có thể đồng ý giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao cho các doạnh nghiệp nhà nước (DNNN), có đủ điều kiện để huy động vốn không cần có sự bảo lãnh của Chính phủ, không gây nợ xấu, có năng lực quản lý vận hành cảng hàng không là nhà đầu tư để trực tiếp đầu tư, quản lý, khai thác đồng bộ Cảng HKQT Long Thành.
Cũng có ý kiến đề nghị trong trường hợp chỉ định nhà đầu tư thì Chính phủ cần đánh giá tác động tới các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế có liên quan.
Đánh giá kỹ tác động tới nợ công khi vay đầu tư dự án
Về phương án huy động vốn, Nghị quyết 94 của Quốc hội cho phép dự án được sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau. Tuy nhiên cơ quan thẩm tra nhận xét báo cáo nghiên cứu khả thi chưa có đánh giá tác động cụ thể của từng loại nguồn vốn, như tính toán tác động đến nợ công nếu vay vốn ODA, mà mới tập trung vào phương án sử dụng vốn của DNNN (VATM) và DN do Nhà nước chi phối (ACV) thực hiện.
Theo Uỷ ban Kinh tế, Dự án Cảng HKQT Long Thành thuộc đối tượng được bảo lãnh chính phủ, nếu được Chính phủ bảo lãnh thì khoản vay này sẽ được tính vào nợ công. Do đó, đề nghị Chính phủ báo cáo thêm có khả năng cấp bảo lãnh đối với khoản vay này không để có cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tác động của phương án huy động vốn đối với nợ công.
Mặt khác, ACV là DN do Nhà nước chi phối, nên dù huy động vốn dưới hình thức nào thì Nhà nước vẫn có trách nhiệm trong việc xử lý khi có rủi ro đối với phần vốn nhà nước tại DN do đó, kể cả việc Chính phủ không cấp bảo lãnh đối với khoản vay này thì cũng cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động vay, sử dụng vốn vay của ACV.
Ngoài ra, cũng cần cân nhắc về khả năng huy động vốn của ACV vì phải đồng thời thực hiện đầu tư mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cũng như các cảng hàng không khác trên cả nước. Có ý kiến đề nghị Chính phủ cần phân tích, dự liệu những khó khăn, vướng mắc về các phương án vốn trong quá trình thực hiện dự án để có phương án dự phòng hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai.
Theo Chính phủ, kết quả phân tích cho tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) là 19%, cao hơn tỷ suất chiết khấu trung bình của xã hội (từ 10% đến 12%) nên dự án được đánh giá là đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội. Tỷ suất nội hoàn tài chính (FIRR) của dự án khoảng 11,2%, tỷ suất lợi ích trên chi phí của dự án là 1,11 (lớn hơn 1), dự án đem lại hiệu quả tài chính tốt theo nhiều tiêu chí.
Tuy nhiên, Uỷ ban Kinh tế lưu ý doanh thu, lợi nhuận còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như sản lượng hành khách của Cảng HKQT Long Thành, sản lượng ngành hàng không và mức tăng trưởng GDP, trong khi những thông số này biến động phụ thuộc nhiều biến số, kể cả biến động kinh tế quốc tế, khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực và trên thế giới.
Hơn nữa, tỷ suất nội hoàn kinh tế được tính trên cơ sở tổng mức đầu tư do ACV lập và với điều kiện không tăng vốn trong quá trình đầu tư xây dựng. Nếu nhà đầu tư không phải là ACV hoặc trong quá trình đầu tư xây dựng làm tăng tổng mức đầu tư thì tỷ suất nội hoàn có thể thay đổi./.
H.Y