Thông tin tại Hội nghị sơ kết Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT vừa diễn ra,átranằmaohàngchụcngàntấnvìkhôngcóngườithuhoạkết quả bóng đá dusseldorf cho biết, khó khăn nhất đối với sản xuất thủy sản hiện nay là không đủ nhân lực tham gia chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm. Đáng ngại, nhiều địa phương đang còn tồn đọng hàng chục nghìn tấn cá tra quá lứa dưới ao mà không làm sao thu hoạch được. Ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ chia sẻ, trên địa bàn đang tồn 38.500 tấn cá tra dưới ao, trong khi 90% nhà máy chế biến của Cần Thơ phải tạm ngừng hoạt động do không đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ" dẫn đến cá đến lứa nhưng không thu hoạch được, người nông dân hết sức lo lắng. "Hiện nay, chỉ ưu tiên vaccine cho công nhân nhà máy chế biến mà chưa ưu tiên cho nhân công vùng nguyên liệu thì làm sao người dân có thể đi thu hoạch để phục vụ chế biến, trong khi đội thu hoạch cá tra phải cần đến 40 – 50 người. Nếu không tiêm cho cả lực lượng này thì khó có thể tổ chức lại sản xuất" – Đại diện Sở NN&PTNT TP Cần Thơ phản ánh. Cũng theo ông Nguyễn Tấn Nhơn, hiện nay nhiều địa phương chỉ cấp giấy đi đường cho người làm dịch vụ, đi giao hàng mà không ưu tiên cho người sản xuất nên việc di chuyển từ nhà đến nơi canh tác đang gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã có một số doanh nghiệp hoạt động trở lại nhưng khâu thu hoạch cá tra bị ách tắc, đội ngũ thu mua cá muốn di chuyển từ vùng này qua vùng khác phải cách ly 14 ngày, gây chậm trễ trong việc thu hoạch. Chia sẻ khó khăn trên, đại diện Sở NN&PTNT Vĩnh Long cho biết, trên địa bàn có DN Cát Tường đã đăng ký hoạt động trở lại, DN này nằm ở huyện Măng Thít (Vĩnh Long) nhưng công đoàn kéo cá lại nằm ở Thốt Nốt (Cần Thơ). Để di chuyển từ Cần Thơ về Vĩnh Long thì phải cách ly 14 ngày, gây khó khăn trong khâu thu hoạch và vận chuyển cá. Hàng chục tấn cá tra nằm ao vì không có người thu hoạch. Ảnh minh hoạ |