【tỷ lệ vô địch tây ban nha】Trao đổi thương mại Việt Nam

Đôi nét về nền kinh tế Mali

Mali nằm ở khu vực Tây Phi,đổithươngmạiViệtỷ lệ vô địch tây ban nha giáp với Algeria, Mauritania, Guinea, Burkina Faso, Ghana, Senegal và Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire). Mali có diện tích 1.240.000 km2, dân số 20 triệu người trong đó Hồi giáo chiếm 90%. Mali có thủ đô là Bamako, ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Pháp, đồng tiền bản địa là franc CFA (đồng tiền chung của 8 quốc gia Tây Phi nói tiếng Pháp) neo với đồng euro (1 euro tương đường 650 Franc CFA).

trao doi thuong mai viet nam mali tang 25 lan nam 2019

Mali là một trong 25 nước nghèo nhất thế giới, 65% đất đai là sa mạc hoặc bán sa mạc, không có biển và nguồn thu ngân sách phần lớn đến từ xuất khẩu vàng và nông sản (bông). Mọi hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào vùng đất ven sông Niger. Nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, 80% dân số sống bằng nghề nông. Nông sản chính là lúa, ngô, kê, lạc, bông (bông và lạc là đặc sản của Mali, sản lượng đứng thứ hai ở châu Phi). Về chăn nuôi, Mali là một trong những nước đứng đầu ở Tây Phi về số lượng và sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu. Mặc dù trồng được lúa nước song do sản lượng không đủ nên hàng năm Mali vẫn phải nhập khẩu từ 300-400.000 tấn gạo.

Ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản. Mali hiện đang tập trung phát triển công nghiệp luyện kim từ quặng sắt để đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ, tránh phụ thuộc vào xuất khẩu vàng, tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu vẫn phụ thuộc lớn vào sự dao động của giá thế giới.

Năm 1995, Mali thực hiện cải cách kinh tế theo hướng duy trì ổn định và tự do hoá nền kinh tế có vai trò của tư nhân, phát triển kinh tế theo định hướng thị trường. Các biện pháp cải cách nông nghiệp nhằm vào việc đa dạng hoá và thúc đẩy sản xuất đồng thời giảm giá đầu vào. Từ năm 2013, kinh tế Mali khởi sắc dù vẫn chịu tác động của bất ổn an ninh, dân số phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhất là thiếu điện. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân của nước này trong 3 năm trở lại đây vào khoảng 5,5%. Kim ngạch xuất khẩu của Mali năm 2018 ước đạt 2,79 tỷ USD (chủ yếu là bông, vàng, sản phẩm chăn nuôi). Các đối tác xuất khẩu chính là Thụy Sỹ , Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2,9 tỷ USD (chủ yếu là dầu mỏ, máy móc, thiết bị, thực phẩm, dệt may). Đối tác nhập khẩu gồm Bờ Biển Ngà, Pháp, Seneɡal và Trung Quốc.

Mali là thành viên của Liên minh châu Phi (AU), khối Pháp ngữ (Francophonie), Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), Liên minh Kinh tế - tiền tệ Tây Phi (UEMOA) và nhiều tổ chức quốc tế khác nữa.

Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Mali

Việt Nam và Mali lập quan hệ ngoại giao ngày 30/10/1960. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế, Thương mại, Văn hóa và Khoa học Kỹ thuật năm 1994. Hai bên vẫn còn ít trao đổi các đoàn sang thăm lẫn nhau. Gần đây nhất, Đại sứ Việt Nam đã trình quốc thư lên Tổng thống Mali vào tháng 3/2018.

Về lĩnh vực nông nghiệp, trong những năm 60 ta cử một số chuyên gia giáo dục, y tế, nông nghiệp, ngân hàng và thủ công nghiệp sang làm việc ở Mali. Từ 2005-2009, ta có 12 chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp đang làm việc tại Mali theo hiệp định bốn bên Việt Nam - Pháp - FAO - Mali về Chương trình phát triển bền vững vùng Yélimane (Mali), được Tổng thống bạn đánh giá cao.

Trong lĩnh vực thương mại, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mali đạt 67,43 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mali đạt 38,9 triệu USD, tăng gần 11 lần với các mặt hàng xuất khẩu chính gồm dầu thô (27 triệu USD), xi măng (10,5 triệu USD), hải sản, hạt tiêu, gạo, sản phẩm chất dẻo…

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mali năm 2019

trao doi thuong mai viet nam mali tang 25 lan nam 2019

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mali đạt 28,49 triệu USD, tăng 24% so với năm 2018. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm bông các loại (chiếm tới 28 triệu USD), hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép…

Nhập khẩu của Việt Nam từ Mali năm 2019

trao doi thuong mai viet nam mali tang 25 lan nam 2019

Một số địa chỉ hữu ích :

1/ Thương vụ Việt Nam Algeria kiêm nhiệm Mali

Địa chỉ: Villa 30, boulevard du 11 Décembre 1960, El Biar, Alger, Algeria

Điện thoại: +21321946070/+213559 50 26 58; Fax: +213 21946070

Email: [email protected]

2/ Phòng Thương mại và Công nghiệp Mali

Chambre de Commerce et d'Industrie du Mali (CCIM)

Adresse : Place de la Liberté, BP 46, - Bamako – Mali

Telephone : +223-20225036, 2229645, 2225764, 222120 ; Fax : +223 20221897

Email : [email protected]; [email protected]; [email protected]

3/ Công ty Phát triển bông, vải sợi Mali (CMDT)

Compagnie Malienne pour le Développement des Textiles (CMDT)

Adresse : Holding: 100-101, Avenue de la Marne BOZOLA - B.P: 487

RCCM: MA.BKO. 2001. B.224, BAMAKO, MALI

Tel : (+223) 20 70 73 21 ; Fax : (+223) 20 21 05 07 ; Web : http://cmdt-mali.net

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:5 phút sáng nay 4
下一篇:Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác