Thương mại điện tử năm 2021: Cơ hội bùng nổ?âydựngkếhoạchchuyênnghiệpbàibảnchốnggianlậntrênthươngmạiđiệntửbd kq h2 duc Quản lý thương mại điện tử trên mạng xã hội được bổ sung vào Nghị định 52/2013/NĐ-CP |
Gian lận thương mại ngày càng gia tăng
Nhờ thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát, việc mua bán online ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng hơn. Điều này khiến một số đối tượng lợi dụng nền tảng TMĐT, kinh doanh hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, thậm chí có cả hàng cấm.
Hoạt động kinh doanh trên Facebook, Zalo rất nhộn nhịp |
Trong hai ba năm trở lại đây, tốc độ phát triển TMĐT rất nhanh, đi kèm với đó là các hành vi gian lận thương mại ngày càng gia tăng. Phổ biến đến mức, hiện nay, các giao dịch thương mại không chỉ được thực hiện trên các sàn TMĐT thông thường mà đã lan sang các thiết bị di động, trên các mạng xã hội… Không chỉ vậy, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cùng với đó, là các dịch vụ đi kèm TMĐT rất phát triển, nên kho hàng có thể nằm bất kể ở đâu, thậm chí nằm ở những địa bàn chiến lược, như là sát cửa khẩu biên giới. Thêm vào đó, các dịch vụ hậu cần chuyển phát, thanh toán rất hiện đại, nên hàng hóa được luân chuyển, vận chuyển trong nội địa rất nhanh. Điều này khiến công tác chống gian lận thương mại, buôn lậu, đặc biệt hàng giả trên mạng lại càng khó khăn.
Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - cho biết, nhận diện bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2020, Tổng cục QLTT đã lập một bộ phận đặc nhiệm chuyên trách riêng trong công tác này. Qua nắm bắt thông tin và những biện pháp nghiệp vụ, năm 2020, QLTT đã tấn công, xử lý một số đường dây, ổ nhóm quy mô lớn trên môi trường Internet, đặc biệt là mô hình kinh doanh mới, như trên các mạng xã hội, kênh bán hàng đa kênh livestream.
Điển hình như vụ triệt phá, xử lý tổng kho buôn lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, TP. Lào Cai vào tháng 7/2020. Các lực lượng của Tổng cục QLTT, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 - Bộ Công an) đã mất đến 6 tháng dùng nhiều biện pháp điều tra, theo dõi để bất ngờ đột kích kho hàng này.
Tại thời điểm kiểm tra, kho hàng có 3 nhân viên được thuê để thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy đồng giá... Các mặt hàng như giày dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như LV, Gucci, Chanel, Adidas. Theo khai nhận ban đầu của các nhân viên này, tối thiểu mỗi ngày đều “chốt” được 100-200 đơn hàng. Sau khi livestream bán hàng, các đơn hàng đã “chốt” trên Facebook sẽ được 40 nhân viên đóng gói gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát. Như vậy, hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu đã được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.
Hay mới đây, lực lượng công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã phát hiện kho hàng nhập lậu có hàng chục nghìn sản phẩm của nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau, như: mỹ phẩm, dược phẩm, quần áo, giày dép, đồng hồ, mắt kính…. Tổng trị giá hàng tỷ đồng. trong một nhà xưởng nằm ngay mặt tiền quốc lộ 1A, đoạn thuộc địa phận phường Tân Biên. Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện bên trong kho xưởng rộng 600m2 có 20 người đang thực hiện bán hàng bằng hình thức livestream qua mạng xã hội Facebook và chốt đơn hàng.
Quản lý chặt chẽ các mô hình thương mại điện tử
Dự báo, năm 2021, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên môi trường Internet sẽ còn diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Ông Trần Hữu Linh cho rằng, cần phải có kế hoạch một cách chuyên nghiệp và bài bản. Hiện, lực lượng đã kiến nghị, tham mưu các đơn vị trong Bộ Công Thương chuẩn bị trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định 52/2013 về TMĐT. Nghị định thay thế sẽ đặt ra những cách thức quản lý mới.
Theo ông Trần Hữu Linh, thứ nhất, phải coi và đối xử bình đẳng giữa TMĐT và thương mại truyền thống. Bởi, trên môi trường thương mại truyền thống, chúng ta quy định hàng hóa khi muốn trao đổi, mua bán, phải tuân thủ những yếu tố gì thì bây giờ sẽ quy định như vậy trên môi trường Internet. Thứ hai, các mô hình TMĐT sẽ được đưa vào quản lý một cách chặt chẽ hơn, quy định trách nhiệm của chủ thể tham gia các sàn giao dịch TMĐT. Trước đây chúng ta chưa quy định trách nhiệm của người quản lý sàn giao dịch TMĐT, mà chủ yếu xoanh quanh người bán hàng.
“Để thành công trong việc chống gian lận trên môi trường thương mại, thay đổi về chính sách là rất quan trọng, cần phải đi đầu. Kỳ vọng, trong năm 2021, Nghị định thay thế Nghị định 52/2013 sẽ được Chính phủ ký ban hànhvà có hiệu lực. Đây là thay đổi rất quan trọng đối với môi trường phát triển TMĐT” - Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2 - 3 năm tới, lực lượng sẽ tiếp tục kiểm tra, kiểm soát trên môi trường thương mại điện tử; lập kế hoạch chuyên nghiệp, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm.
Dự báo, 2-3 năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên TMĐT sẽ chiếm khoảng 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung. Ông Trần Hữu Linh cho biết, lực lượng hiện đang xây dựng kế hoạch tổng thể để lực lượng đủ năng lực phòng chống, ngăn chặn gian lận thương mại trên TMĐT. Bên cạnh đó, lực lượng cũng thành lập bộ phận chuyên trách chính thức của lực lượng QLTT chuyên phòng, chống hành vi gian lận thương mại trên TMĐT.
Mặt khác sẽ kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục kiểm tra các chủ thể, chủ sàn tham gia giao dịch TMĐT, trên nền tảng mạng xã hội… Cùng với đó nâng cao năng lực, nghiệp vụ của cán bộ, công chức viên chức lực lượng QLTT; đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để bắt kịp với tốc độ phát triển của TMĐT.