【lens vs lorient】Chính thức nới thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí thêm 6 tháng
Giảm lãi suất cần đi liền với cơ cấu lại thời hạn trả nợ | |
Thêm thời gian giãn nợ,ínhthứcnớithờigiancơcấulạithờihạntrảnợmiễngiảmlãiphíthêmthálens vs lorient cơ cấu nợ có giúp ngân hàng vơi nỗi lo nợ xấu? | |
Sửa Thông tư 03: Kéo dài thời gian cơ cấu nợ, không giãn trích lập dự phòng |
Các ngân hàng tích cực triển khai hỗ trợ DN cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất. Ảnh: ST |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư 14).
Thông tư 14 được ban hành trên cơ sở thống nhất với Bộ Tài chính và theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/9.
Theo đó, Thông tư 14 sửa đổi phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí theo hướng bao gồm cả khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021, thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến trước ngày 10/6/2020 theo quy định tại Thông tư 01.
Thông tư 14 cũng sửa đổi phạm vi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022, thay vì từ 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021 theo quy định tại thông tư trước.
Thông tư 14 yêu cầu số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp theo quy định; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; dố dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021.
Thông tư của NHNN quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Đặc biệt, Thông tư 14 sửa đổi giới hạn thời gian việc tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm, lãi, phí cho khách hàng đến ngày 30/6/2022 thay vì đến ngày 31/12/2021 theo quy định tại Thông tư 01 trước đây.
Theo lý giải của NHNN, nguyên nhân gia hạn thời gian cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí thêm 6 tháng là do dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp với phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các số dư nợ đến hạn sau ngày 17/7/2021 nên việc kéo dài sẽ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch.
Hơn nữa, nguyên nhân còn do lộ trình nhập khẩu và sản xuất vắc xin Covid-19 cùng kế hoạch tiêm chủng sẽ dự kiến đạt 70-75% người dân được tiêm vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Ngày 6/8/2021, Chính phủ đã có Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó đặt mục tiêu TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.
相关推荐
- Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- Cô giáo Nguyễn Kim Lụa đam mê nghề dạy trẻ
- Tin vắn 28
- Trạm Y tế xã Hưng Mỹ làm tốt công tác khám, chữa bệnh
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- Xe tải chạy ngược chiều gây tai nạn thảm khốc khiến 11 người tử vong
- Bệnh quáng gà
- Áo ấm mùa đông