Starbucks Howard Schultz: Từ gã nhặt rác đến ông chủ thương hiệu cà phê toàn thế giới
Thời niên thiếu,ừgãnhặtrácđếnôngchủthươnghiệucàphêtoànthếgiớkq nhât Howard chịu đủ tổn thương vì người cha nát rượu và gia cảnh nghèo khó. Nhưng từ tay trắng, sau gần 50 năm cố gắng, ông có trong tay 2,8 tỷ USD.
Từng nhặt rác, phải bán máu kiếm sống
Howard Schultz được coi là người tiên phong cách mạng hóa ngành cà phê ở Mỹ. Dưới bàn tay tài hoa của ông, người Mỹ mới biết đến những món cà phê mới lạ như Latte - thứ khiến họ sẵn sàng bỏ ra tới 4 USD để thưởng thức.
Với thành công của Starbucks , Howard Schultzđã trở thành tỷ phú tự thân sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, ông tuyên bố nhường lại chức vị giám đốc điều hành Starbucks sau hơn 3 thập kỉ gắn bó và cống hiến. Điều này làm rộ lên tin đồn Howard Schultz sẽ tham gia chạy đua vào Nhà Trắng vào năm 2020.
Giống như nhiều tỷ phú tự thânlập nghiệp khác, Howard Schultz xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó và trải qua quãng tuổi thơ chẳng mấy êm đềm. Sinh năm 1953 tại Brooklyn, New York,Howard Schultz cùng gia đình sống trong căn hộ giá rẻ được chính phủ trợ cấp. Người cha bợm rượu thường xuyên bạo hành Howard và các anh chị em.
Khi Howard lên 7, cha ông bị tai nạn, đẩy gia đình vào cảnh khó khăn. Sau khi cha qua đời, gánh nặng dồn lên vai mẹ ông và gia đình ngày càng trở nên cùng quẫn.
Dẫu vậy, mẹ ông vẫn luôn khuyến khích các con học hành đến nơi đến chốn để không đi theo vết xe đổ của phụ huynh, tin tưởng nền tảng giáo dục tốt chính là cánh cửa mở ra cơ hội thoát khỏi cái nghèo cho con trai và gia đình.
Ngoài thời gian làm việc phụ giúp mẹ, Schultz vẫn học hành tử tế, thậm chí giành được một suất học bổng thể thao của Đại học Northern Michigan, trở thành người đầu tiên trong gia đình vươn tới cánh cổng đại học. Thế nhưng khi lên đại học, ông lại quyết định không chơi thể thao mà dành thời gian để đi làm thêm, Schultz làm nhiều công việc vặt trong trường như nhân viên pha chế, thậm chí còn bán máu để có tiền.
Sau khi tốt nghiệp, Schultz có một công việc thuộc chương trình đào tạo bán hàng tại Xerox. Vài năm sau đó, ông làm việc tại Hammarplast, một doanh nghiệp đồ gia dụng thuộc sở hữu của một công ty Thụy Điển tên là Perstorp. Ở công ty này, Schultz đã vươn lên vị trí phó chủ tịch và tổng giám đốc, lãnh đạo một nhóm nhân viên bán hàng cấp dưới.
Hành trình đổi đời với Starbucks
Lần đầu tiên Schultz gặp Starbuckskhi ông làm việc tại Hammarplast. Khi đó nhãn hàng này có 4 cửa hàng cà phê ở Seattle và thu hút sự chú ý của Schultz khi đặt hàng một số lượng lớn máy pha cà phê nhỏ giọt.
Bị hấp dẫn bởi điều này, ông liền tìm đến gặp mặt hai người đồng sáng lập Starbucks lúc này là Gerald Baldwin và Gordon Bowker. Niềm đam mê của họ cùng sự dũng cảm khi kinh doanh một sản phẩm dành cho người sành cà phê đã thôi thúc Schultz gia nhập thương hiệu cà phê này.
Gia nhập Starbucks đồng nghĩa với việc phải di chuyển khắp nơi, lương thấp hơn và đặc biệt là gặp phải phản đối từ gia đình nhưng Schultz chắc chắn rằng đây là nước đi đúng đắn. Ông đã mất một năm để thuyết phục Baldwin thuê ông về làm giám đốc marketing. Tại thời điểm đó, Starbucks vẫn chưa thực sự phát triển mà chỉ là nơi rang xay cà phê bán cho khách hàng sử dụng tại nhà.
Vào đầu những năm 80, việc Howard Schultz gia nhập công ty đã giúp Starbucks đạt mục tiêu dường như bất khả thi, trở thành hãng cà phê cao cấp phổ biến nhất nước Mỹ. Howard Schultz là người có tham vọng lớn, ông muốn đưa Starbucks vươn tầm thế giới. Thậm chí, ông từng rời công ty một thời gian ngắn vì không thể thuyết phục được những nhà sáng lập Starbucks phát triển hãng theo kế hoạch của mình.
Năm 1985, Schultz quyết tâm rời Starbucks, lập ra công ty Il Giornale để theo đuổi triết lý cà phê của mình. Để tự mở quán cà phê đầu tiên có tên II Giornale, Howard Schultz đã phải tìm đủ mọi cách để huy động nguồn vốn. Trong vòng một năm, ông đã gặp 242 người để xin tài trợ nhưng bị từ chối tới 217 lần. Thời điểm đó, Howard thậm chí còn không có đủ tiền để hỗ trợ người vợ đang mang thai. Thế nhưng thành công luôn đến với người kiên trì và cố gắng.
Năm 1987, Howard Schultz mua lại thương hiệu Starbucks và 17 cửa hàng bán lẻ với giá chỉ 3,8 triệu USD. Sau đó, ông chính thức trở thành giám đốc điều hành của Starbucks, tiến hành cải tổ và mở rộng nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn khác.
Starbucksnhanh chóng trở thành thức uống yêu thích của người dân Mỹ. Năm 1992, Starbucks chính thức lên sàn giao dịch tại thị trường chứng khoán New York, thu nhập của công ty với 165 chuỗi cửa hàng lúc đó là 93 triệu USD.
Dưới sự lãnh đạo của Schultz, tập đoàn tăng trưởng đến mức đáng kinh ngạc. Chỉ sau 10 năm, với hơn 28.000 cửa hàng tại 77 quốc gia, doanh thu ròng năm 2017 đạt khoảng 22,4 tỷ USD, giá trị thương hiệu lên đến gần 100 tỷ USD.
Đặc biệt, toàn thể nhân viên của Starbucks đều được đối xử như những “nhà hợp tác”. Trong suốt sự nghiệp của mình, ưu tiên hàng đầu của vị CEO này là sức khỏe, chế độ của nhân viên, một phần cũng là vì ám ảnh về người cha ra đi chỉ bởi không có một khoản trợ cấp nào.
Kể cả nhân viên bán thời gian của Starbucks cũng được ông mua bảo hiểm lao động đầy đủ, đảm bảo mọi điều kiện phúc lợi lao động. Howard Schultz đã từng chấp nhận đóng cửa 7.100 cửa hàng (năm 2008) để đào tạo lại nhân viên pha chế nhằm đạt được thức uống Espressohoàn hảo nhất.
26 năm trước, Howard Schultz đã đề nghị hội đồng chủ tịch mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho nhân viên. Kết quả là mỗi nhân viên đều được Starbucks chi trả 75% bảo hiểm y tế. Họ còn được mua cổ phiếu công ty, khiến giá cổ phiếu của Starbucks đã tăng gấp 50 lần so với hơn 20 năm trước.
"Tôi đã luôn khao khát theo đuổi mục tiêu của mình. Tôi đã luôn hành động để đạt được những điều mà bản thân mong muốn, có thể chưa ai thấy. Những người thành công không bao giờ cảm thấy thoả mãn với những giá trị đích thực", Howard Schultz chia sẻ trong cuốn tự truyện "Pour Your Heart Into It".
Chủ tịch Starbuckschính là nhân vật đã truyền cảm hứng cho những người có khát vọng vươn lên từ nghèo khó. Đối với Howard Schultz, cuộc cách mạng cà phê với Starbucks có thể chỉ là bước khởi đầu cho những giấc mơ tiếp nối.
Và đúng như thế, tháng 12/2017, ông từ chức CEO Starbucks, và tuyên bố chuẩn bị để tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Tuy từ chức nhưng ông sẽ không rời xa công ty, mà vẫn luôn ở đó, tìm cách phát triển công ty và tạo cảm hứng cho hàng nghìn nhân viên mỗi ngày.