【bảng xếp hạng bóng đá mexico liga mx】10 công ty vốn hoá lớn nhất thế giới: Vắng bóng Trung Quốc

TheôngtyvốnhoálớnnhấtthếgiớiVắngbóngTrungQuốbảng xếp hạng bóng đá mexico liga mxo báo cáo mới nhất, Tencent và Alibaba đã bị bật ra khỏi danh sách 10 công ty vốn hoá lớn nhất thế giới.

{ keywords}

Dữ liệu của QUICK-Factset cho thấy Tencent xếp thứ 7 hồi cuối năm 2020, trong khi Alibaba đứng thứ 9. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 2/2021, Tencent bị thổi bay 40% giá trị vốn hoá và bị đẩy xuống vị trí 11 ở thời điểm hiện tại.

Danh sách mới chứng kiến sự thống trị của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ khổng lồ từ Mỹ. Apple, Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google) lần lượt chiếm giữ 3 vị trí đầu tiên bảng xếp hạng. Saudi Aramco (công ty dầu mỏ quốc doanh của Saudi Arabia) đứng thứ 4, ngay sau đó là Amazon.com, Meta (Facebook) và Tesla. Nhà thiết kế chip Nvidia giữ hạng 8 trong khi công ty của tỷ phú Warren Buffett, Berkshire Hathaway, ở vị trí áp chót. Đại diện duy nhất của châu Á góp mặt trong danh sách này là nhà sản xuất chip TSMC.

Từng có thời điểm Trung Quốc áp đảo các đại diện trong danh sách các công ty vốn hóa hàng đầu. Hồi năm 2007, chỉ số Shanghai Composite Index đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại phản ánh hi vọng lớn đối với nền kinh tế quốc gia châu Á này. Khi đó, Trung Quốc chiếm 4/10 vị trí trong bảng xếp hạng, với tập đoàn dầu khí Petrochina ở vị trí dẫn đầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngay sau đó đã chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc do nắm bắt được cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn và áp dụng các mô hình kinh doanh mới.

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến mọi thứ đổi chiều nhanh chóng.

Didi Global, công ty nền tảng gọi xe lớn nhất Trung Quốc đã quyết định huỷ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York chỉ sau 5 tháng ra mắt. Chính phủ Trung Quốc cũng đã thắt chặt giám sát các công ty niêm yết tại nước ngoài do lo ngại cơ quan quản lý sở tại có thể tiếp cận các dữ liệu nhạy cảm.

Cùng với đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng cường gây áp lực lên các doanh nghiệp Trung Quốc với các lệnh trừng phạt, mới nhất là nhằm vào nhà sản xuất máy bay không người lái DJI, trước đó là hàng chục pháp nhân khác của Trung Quốc bị cáo buộc có liên quan các hoạt động vi phạm nhân quyền hoặc phát triển quân sự.

Các động thái này nhằm hạn chế các khoản đầu tư của người Mỹ vào một số công ty Trung Quốc và cấm vận thương mại đối với số còn lại.

Hồi tháng 11, Mỹ đã đưa vào danh sách đen thêm nhiều công ty Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao do lo ngại về an ninh quốc gia và nguy cơ Bắc Kinh tiếp cận được công nghệ của Washington.

Vinh Ngô (Theo Nikkei Asia)

Apple và Google tạo thế ‘gọng kìm’, cản trở cạnh tranh trên thị trường di động

Apple và Google tạo thế ‘gọng kìm’, cản trở cạnh tranh trên thị trường di động

Cơ quan chống độc quyền Anh nhận định Apple và Google là hai công ty thống trị thị trường di động, máy tính bảng, hạn chế cạnh tranh và lựa chọn của người tiêu dùng.  

Cúp C2
上一篇:Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
下一篇:Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả