【bdltd c1】Việt Nam được đánh giá cao về năng lực giải quyết thách thức
Năm 2020,ệtNamđượcđnhgicaovềnănglựcgiảiquyếtthchthứbdltd c1 Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ).
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Australia, giáo sư danh dự Đại học New South Wales, ông Carl Thayer, đánh giá Việt Nam có lợi thế và điểm mạnh để sẵn sàng đảm nhận hai vị trí quan trọng tại ASEAN và HĐBA LHQ.
Giáo sư Carl Thayer trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.
Theo giáo sư Carl Thayer, về vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ nhận được sự tôn trọng trong khối không chỉ vì Việt Nam đã có kinh nghiệm làm Chủ tịch ASEAN trong quá khứ, mà còn vì có một đội ngũ cán bộ ngoại giao có tính chuyên nghiệp cao.
Điều quan trọng hơn là Việt Nam so với các nước ASEAN khác có các thế mạnh riêng để đảm bảo sự thành công của năm chủ tịch ASEAN. Đó là Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và sự ổn định trong nước - hai yếu tố nền tảng để Việt Nam có thể phát huy vai trò tích cực, chủ động của mình trong ASEAN.
Trong khi đó, tại HĐBA LHQ, Việt Nam có lợi thế là có quan hệ quốc tế rộng rãi.
Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia lớn trên thế giới và quan hệ đối tác toàn diện với khoảng hơn 10 nước.
Dựa trên các mối quan hệ quan trọng và tích cực này, Việt Nam có thể thúc đẩy các vấn đề mà Việt Nam ủng hộ tại Liên Hiệp Quốc. Một lợi thế khác là Việt Nam đã đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, như triển khai quan sát viên, lập bệnh viện dã chiến cấp 2, và đang chuẩn bị triển khai đội công binh tham gia gìn giữ hòa bình.
Như vậy, Việt Nam đã tích cực hỗ trợ cho hòa bình thế giới không chỉ trong lời nói mà cả trong hành động thông qua việc tham gia vào thực thi các chính sách và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở nhiều nơi trên thế giới.
Trả lời câu hỏi Việt Nam nên làm gì để phát huy hiệu quả những lợi thế của mình tại các diễn đàn trên, giáo sư Thayer cho rằng, năm 2020 sẽ là một năm đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, bởi không chỉ là năm đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN, mà Việt Nam cũng sẽ chủ trì các diễn đàn khu vực do ASEAN dẫn dắt, như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF), và nhiều thể chế liên quan khác.
Giáo sư Thayer nhấn mạnh Việt Nam sẽ cần chú trọng vào 3 lĩnh vực để phát huy hiệu quả những lợi thế của mình tại ASEAN. Đó là Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các chương trình Thái Lan đã đề xướng trong năm 2019 trong vai trò chủ tịch ASEAN. Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam cần phải làm việc với nước làm chủ tịch luân phiên tiếp theo về các chương trình này.
Lĩnh vực thứ hai bao gồm một loạt các công việc thông thường như xem xét, ban hành và sửa đổi các quy hoạch, kế hoạch đã hết hạn theo trách nhiệm của nước Chủ tịch ASEAN.
Và thứ ba là thực hiện các ý tưởng và hoạt động ưu tiên theo chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” mà Việt Nam đưa ra cho năm chủ tịch ASEAN.
Ông Thayer cho rằng, với vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam cần đẩy mạnh sự liên kết với các nước ủy viên không thường trực khác cũng như các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an trong khi vẫn duy trì sự độc lập.
Về những thách thức mà Việt Nam có thể sẽ gặp phải khi đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, giáo sư Thayer chỉ rõ Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số thách thức trong công tác điều hành công việc sự vụ của ASEAN và vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Trước hết, Việt Nam sẽ phải đổi mới các quá trình hành chính để tăng hiệu quả các hoạt động của ASEAN và cải thiện, thúc đẩy các mối quan hệ đối tác giữa ASEAN và các khu vực khác trên thế giới.
Thứ hai, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với thực tế là có sự khác biệt lớn về mức độ phát triển cũng như xu hướng chính trị của các quốc gia thành viên trong khối. Do vậy, Việt Nam sẽ phải nỗ lực tạo ra sự đồng thuận trên các vấn đề nhạy cảm và đẩy nhanh quá trình xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột, trong đó trụ cột an ninh - chính trị sẽ là lĩnh vực nhạy cảm nhất.
Một thách thức khác là làm sao để thống nhất được cách thức xử lý chung đối với vấn đề Biển Đông trong bối cảnh ASEAN hiện đang tiến hành các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Một thách thức nữa là việc Ấn Độ rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong khi Nhật Bản cũng để ngỏ ý định không tham gia.
Thử thách lớn đối với Việt Nam là làm sao có thể gắn kết các nước còn lại giống như trong trường hợp của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khi Việt Nam chủ trì Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Giáo sư Thayer lưu ý tại HĐBA, có vấn đề là 2 ủy viên thường trực Mỹ và Trung Quốc thường không có sự thống nhất, trong khi Nga đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Việt Nam đang duy trì mối quan hệ tốt với cả 3 nước này. Như vậy, điểm thuận lợi của Việt Nam là có thế độc lập của mình, nhưng điểm bất lợi là Việt Nam không muốn rơi vào tình trạng phải lựa chọn giữa các cường quốc.
Nhận định về khả năng Việt Nam có thể điều phối các nỗ lực chung trong ASEAN cũng như HĐBA LHQ để giải quyết các thách thức an ninh, trong đó có an ninh biển, giáo sư Thayer nêu rõ Việt Nam có tố chất cũng như truyền thống văn hóa trong việc xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận và biết cách hợp tác hiệu quả với các đối tác.
Việt Nam biết cách đấu tranh để giành độc lập và đạt các thỏa thuận với các cường quốc bên ngoài. Ông luôn đánh giá cao và tin tưởng vào năng lực ngoại giao chuyên nghiệp của Việt Nam.
Theo VIETNAM+
下一篇:Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
相关文章:
- Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- Khởi tố tài xế xe khách đẩy CSGT rồi tăng ga bỏ chạy ở Hải Dương
- Bộ Công an đề nghị bị hại trong vụ án liên quan 'Shark' Thủy cung cấp thông tin
- Người phụ nữ suýt mất 300 triệu đồng vì ‘nuôi bò’ trên mạng
- Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- Khởi tố nhóm thanh niên học trên mạng, chặt biển số xe của người đi đường
- Người phụ nữ suýt mất 300 triệu đồng vì ‘nuôi bò’ trên mạng
- Tài xế có nồng độ cồn gây tai nạn trên cầu ở Đà Nẵng
- Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- Đánh sập đường dây thuốc lá lậu lớn nhất từ trước đến nay ở Phú Yên
相关推荐:
- Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- Thấy người yêu làm ở quán karaoke đến khuya, gã trai rủ bạn đánh khách tử vong
- Cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ mất 1,5 tỷ đồng
- Tài xế có nồng độ cồn gây tai nạn trên cầu ở Đà Nẵng
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- TP.HCM: Công an ập vào khách sạn, bắt nóng các đối tượng trộm cắp tài sản
- Bắt nguyên Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hòa Bình
- Đại uý Công an ở Bình Phước bị dập não khi làm nhiệm vụ
- Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- Chuyển tiền đầu tư dầu khí qua mạng, một phụ nữ ở Phú Yên bị lừa 2,7 tỷ đồng
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- 1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp