【giải liga mx, mexico】Mở rộng dịch vụ công trực tuyến của kho bạc trên toàn quốc
Theởrộngdịchvụcôngtrựctuyếncủakhobạctrêntoànquốgiải liga mx, mexicoo định hướng này, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã xây dựng 3 DVCTT: Khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi (KSC) qua mạng và giao dịch một cửa với KBNN; giao diện thông tin yêu cầu thanh toán qua mạng và chương trình kê khai yêu cầu thanh toán; đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN. Sau 1 thời gian thí điểm thành công tại một số đơn vị KBNN, ngày 1/2/2018, KBNN chính thức vận hành và cung cấp DVCTT trên toàn quốc.
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Ông Vũ Đức Hiệp, Vụ trưởng Vụ KSC, KBNN cho biết, thực hiện DVCTT là một bước quan trọng trong Chiến lược phát triển KBNN. Hoạt động này là tiền đề cho việc hiện đại hóa công tác KSC của hệ thống KBNN theo hướng: Hồ sơ, chứng từ chi NSNN của đơn vị được gửi đến DVCTT, từ đó giao diện vào hệ thống TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc), nên bảo đảm minh bạch. Qua DVCTT, lãnh đạo KBNN các cấp thực hiện quản lý được cán bộ của mình bằng việc kiểm soát, nắm tình trạng xử lý hồ sơ KSC ở từng bước, từng khâu của quy trình. Từ đó làm tăng tính trách nhiệm của cán bộ KSC trong quá trình thực thi nhiệm vụ; làm cho hoạt động của hệ thống KBNN minh bạch hơn, rõ ràng hơn, phục vụ đơn vị, người dân tốt hơn.
Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án sẽ được hưởng nhiều lợi ích như: Không phải mang hồ sơ thanh toán trực tiếp đến KBNN, nên đã tiết kiệm thời gian, do các hồ sơ, chứng từ, yêu cầu thanh toán các khoản chi NSNN (bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên) đã được đơn vị nhập và truyền qua mạng đến cơ quan KBNN. Đồng thời trên mạng DVC cung cấp các thông tin về thời gian, quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán thông qua các trạng thái như: “KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ”; “KBNN đang xử lý hồ sơ”; “KBNN đã thanh toán hoặc từ chối thanh toán”, lý do từ chối thanh toán; “Hồ sơ KSC xử lý quá hạn” - điều đó đã góp phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN, qua đó các đơn vị biết được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ thanh toán của đơn vị mình.
Để triển khai thành công DVCTT, theo ông Hiệp, KBNN đã phối hợp chặt chẽ với nhà thầu được lựa chọn để thiết kế, xây dựng phần mềm ứng dụng đáp ứng đúng mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Đồng thời, khẩn trương thực hiện một số công việc quan trọng như: Xây dựng kế hoạch, quản lý và tổ chức triển khai DVC KBNN; chuẩn bị các điều kiện pháp lý; xây dựng các quy trình nghiệp vụ thực hiện trên từng DVC, làm cơ sở để các đơn vị thực hiện.
Bên cạnh đó, KBNN cũng tổ chức hội thảo giới thiệu cho một số chủ đầu tư và đơn vị sử dụng ngân sách về những lợi ích mang lại của DVC; đồng thời nêu rõ điều kiện để các đơn vị có thể tham gia.
Đối với cán bộ làm công tác KSC, kế toán, KBNN đã mở các lớp tập huấn về các thủ tục và quy trình giao dịch điện tử đối với DVCTT trên Cổng thông tin điện tử KBNN cũng như về quy chế quản trị, vận hành hệ thống DVCTT KBNN.
Ngoài ra, KBNN đã tiến hành khắc phục những vướng mắc phát sinh trong đợt triển khai thí điểm tại 5 đơn vị KBNN: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Song song với đó, KBNN tiếp tục rà soát, kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hơn nữa các hồ sơ, chứng từ KSC, nhất là những hồ sơ pháp lý về dự án đầu tư phải gửi đến KBNN. Đồng thời, KBNN đệ trình Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cùng chung tay phối hợp với KBNN để thực hiện thành công DVCTT, đẩy nhanh việc đăng ký để được cấp chứng thư số. Thêm vào đó, KBNN cũng nâng cấp chương trình để phù hợp với quy trình nghiệp vụ hơn, nhằm hạn chế các sai sót và giảm thiểu các bước trung gian trong quá trình sử dụng.
Phản hồi tích cực từ phía khách hàng
Ông Hiệp cho biết, do làm tốt khâu tuyên truyền và tập huấn kỹ về quy trình nghiệp vụ nên trong quá trình thí điểm, KBNN đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng giao dịch cũng như sự ủng hộ và phối hợp rất tốt từ phía các đơn vị tham gia. Đồng thời, các công chức KBNN đã quen với việc triển khai các chương trình ứng dụng có độ phức tạp cao nên khi thực hiện DVCTT cũng không bị bỡ ngỡ, các thao tác và xử lý trên chương trình khá thuần thục.
Để tham gia DVCTT, các đơn vị giao dịch với KBNN cần đáp ứng các điều kiện: Một là, có máy tính và kết nối với mạng Internet, máy scan, địa chỉ thư điện tử liên lạc với KBNN để nhận thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng DVCTT và một số thông báo khác của KBNN trong quá trình sử dụng DVCTT.
Hai là, phải có chứng thư số đang còn hiệu lực do một trong số các tổ chức sau cung cấp: Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị hoặc Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Ba là, đã được KBNN cấp tài khoản đăng nhập và sử dụng các DVCTT của KBNN.
Theo đánh giá từ KBNN, qua hơn 1 năm thí điểm, hệ thống DVCTT đã hoạt động thông suốt, đảm bảo tính pháp lý, an toàn, quy định chi tiết cho từng dịch vụ. Thủ tục đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN; thủ tục giao, nhận và trả kết quả đối với hồ sơ KSC, kê khai yêu cầu thanh toán dễ dàng cho các đơn vị tham gia. Các đơn vị sử dụng ngân sách đã truyền được chứng từ sang KBNN, KBNN đã thực hiện hoàn thiện chứng từ trên DVCTT, giao diện thành công vào hệ thống Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và trả báo nợ cho đơn vị theo đúng quy định. Đặc biệt, các hồ sơ, chứng từ đơn giản như chi thường xuyên áp dụng trên DVCTT được xử lý rất thuận tiện do đơn vị chỉ thực hiện giao nhận hồ sơ và thực hiện thanh toán qua DVCTT, không phải đến KBNN.
Từ kết quả của đợt triển khai thí điểm, ngày 1/2/2018, KBNN chính thức vận hành và cung cấp DVCTT tới các đơn vị sử dụng ngân sách và chủ đầu tư trong cả nước. Đây chính là bước cải cách hành chính mạnh mẽ của hệ thống KBNN để đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, cũng như khẳng định vị thế trong nền tài chính quốc gia. Từ các bước cải cách cách này, mô hình Kho bạc điện tử đã dần hình thành theo đúng mục tiêu trong Chiến lược phát triển KBNN là đến năm 2020 sẽ hình thành kho bạc điện tử.
“Có thể thấy rằng, việc triển khai DVCTT chính là điểm nhấn nổi bật của hệ thống KBNN trong công tác cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách hàng giao dịch, giảm thiểu chi phí về thời gian và vật chất cho xã hội”, ông Hiệp chia sẻ.
Vân Hà
相关推荐
- Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- Liên tục tăng mạnh, giá hàng hoá thế giới sẽ chững lại trong tuần này?
- Nhiều hoạt động sáng tạo khoa học được tổ chức
- Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Tỷ lệ dòng họ học tập đạt 87%
- Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- Pháo lậu tuồn về trên các tuyến biên giới
- 5 bí quyết nhỏ để luôn có vẻ ngoài thời thượng
- Giá xăng dầu hôm nay 26/8: Phủ sắc xanh, dầu WTI đạt 94,83 USD/thùng