游客发表

【osasuna – celta】Dịch Covid

发帖时间:2025-01-25 21:06:35

Ngành Thực phẩm - đồ uống Việt Nam: Nhiều dư địa lọt vào top 3 châu Á
Doanh nghiệp đồ uống chớp thời cơ từ xu hướng thị trường
Doanh nghiệp đồ uống lo bị “lấn sân”
4912 do uong
Ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020 luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng

Sao đổi ngôi

Vẫn như năm 2019, bảng xếp hạng Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan: người tiêu dùng, chuyên gia… được thực hiện trong tháng 8/2020 và được phân chia thành 7 nhóm ngành: sữa và sản phẩm từ sữa; đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác; thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn; thực phẩm tươi sống, đông lạnh; đồ uống có cồn; dồ uống không cồn.

Về nhóm ngành sữa và sản phẩm từ sữa, top 3 trong top 10 không thay đổi với những cái tên quen thuộc: Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty CP sữa TH, Công ty TNHH FrieslandCampina. Đáng chú ý, Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood đứng vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng top 10 năm 2019 và Công ty CP sữa Ba Vì (xếp thứ 8) đã bị loại ra khỏi danh sách. 2 cái tên mới được bổ sung vào là Công ty sữa Sức sống Việt Nam-Vitadairy và Công ty CP Lothamilk.

Về nhóm ngành đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác, danh sách gần như không thay đổi, top 3 dẫn đầu vẫn thuộc về Công ty TNHH Nestle’ Viet Nam, Công ty TNHH thực phẩm Orion Vina, Công ty CP Mondelez Kinh đô Việt Nam

5425 do thi 0

Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 - nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

Về nhóm ngành thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn, vị tri thứ nhất và thứ 2 vẫn được giữ vững bởi Công ty CP Tiêu dùng Masan, và Công ty CP Acecook Việt Nam. Vị trí thứ 3 có sự thay đổi. Công ty Ajinomoto Việt Nam không chỉ đánh mất vị trí này vào tay Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân mà còn bị loại khỏi danh sách top 10. Cái tên được bổ sung vào là Công ty CP thực phẩm Cholimex.

Về nhóm ngành thực phẩm tươi sống, đông lạnh, top 3 cũng có sự thay đổi. Vị tri thứ nhất và thứ 2 vẫn thuộc về Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam và Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan). Công ty CP Vĩnh Hoàn đã phải nhường vị trí thứ 3 cho Công CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam để lui xuống vị trí thứ 7.

Về nhóm ngành đồ uống có cồn, top 3 không thay đổi với các tên: Công ty TNHH Nhà máy bia Heiniken Việt Nam, Tổng công ty CP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty CP Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội. Công ty CP Bia và Nước giải khát Việt Hà bị loại khỏi danh sách top 10, bổ sung vào là Công ty TNHH Bia Anheuser -Busch Inbev Việt Nam

Về nhóm ngành đồ uống không cồn, top 3 không thay đổi thuộc về Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát và Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cala Việt Nam. Công ty CP Nước giải khát Chương Dương và Công ty TNHH sản xuất - thương mại Tân Quang Minh đã bị loại khỏi danh sách top 10. Bổ sung vào là Công ty TNHH URC Viet Nam và Công ty TNHH MTV TNI.

Phơi bày điểm yếu

Nhiều năm nay, thực phẩm và đồ uống (F&B) nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Dự báo, ngành FMCG tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025. Tiềm năng là vậy nhưng ngành F&B tại Việt Nam hiện được ví như một “ngôi làng” do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, thiếu cơ quan chủ quản, mạnh ai người đó làm… Do vậy, khi cơn bão đại dịch COVID-19 càn qua đã phơi bày nhiều điểm yếu của ngành F&B, điển hình là các vấn đề liên quan đến logistics, phân phối, quản trị nhân sự.

5425 do thi 1
Tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất nói chung của doanh nghiệp

Lãnh đạo một số doanh nghiệp F&B lớn cho rằng, quy mô doanh nghiệp trong ngành còn khá phân mảnh, tiềm lực tài chính yếu cho nên khi gặp một cú sốc lớn như COVID-19, họ thường sa vào vòng luẩn quẩn do phải xử lý dòng tiền, cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí… Thế nhưng về cơ bản, nhu cầu ăn uống của con người là khó thay đổi, khi chúng ta chấp nhận “sống chung với bão”, doanh nghiệp lại đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân sự, sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu do không chủ động được nguồn cung… Điều quan trọng là doanh nghiệp học được gì từ những cú sốc như thế này?

68,4% doanh nghiệp trong ngành nhận ra rằng, COVID-19 đã tạo ra cú huých đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Bằng chứng là những doanh nghiệp đã xây dựng và ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất và quản lý tỏ ra rất vững vàng trong khủng khoảng. Trừ những công nhân trực tiếp sản xuất tại nhà máy buộc phải làm luân phiên theo ca, tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp đều có thể điều khiển và giám sát từ xa thông qua các phần mềm, ứng dụng và hệ thống camera từ xuất, nhập kho, giao nhận, bán hàng, phân phối hay các cuộc họp trực tuyến kết nối các chi nhánh trên khắp cả nước…

Thêm vào đó, 63,2% doanh nghiệp cho rằng đây là cơ hội để đẩy nhanh đổi mới sáng tạo. Đổi mới từ hệ thống phân phối: điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại, phát triển các ứng dụng tăng cường trải nghiệm khách hàng khi mua sắm, đổi mới từ thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường, đổi mới từ phát triển các dòng sản phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hơn… Quan trọng hơn cả, COVID-19 chính là điều kiện tạo ra những thay đổi sâu sắc trong chiến lược của ban lãnh đạo, giúp cộng đồng doanh nghiệp F&B sẽ ngày một vững mạnh hơn trong tương lai.

    热门排行

    友情链接