Hải quan Hải Phòng nâng cao kỹ năng nhận diện hàng giả mạo Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả,ôngnghệcànghiệnđạiquyềnsởhữutrítuệdễbịxâmphạmhơbóng đá số bóng đá số xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ |
Hội thảo: “Tài nguyên nhãn hiệu: Tối đa hoá giá trị và bảo vệ quyền lợi”. Ảnh: HD |
Phát biểu tại hội thảo: “Tài nguyên nhãn hiệu: Tối đa hoá giá trị và bảo vệ quyền lợi” được tổ chức vào ngày 28/11/2024, ông Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhấn mạnh, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Số lượng thương hiệu quốc gia được tăng lên đáng kể, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 190 doanh nghiệp đạt có sản phẩm thương hiệu quốc gia năm 2024. Theo công bố mới nhất của Tổ chức Tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, giá trị thương hiệu Việt Nam năm nay xếp thứ 32 trong số 193 quốc gia được đánh giá và đạt 507 tỷ USD, tăng một bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm ngoái. Việt Nam không chỉ lọt top 100 nước có thương hiệu mạnh, mà còn là nước có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022. |
Theo ông Huân, với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP… vấn đề bảo hộ và quản lý tài sản SHTT ngày càng nhận được sự quan tâm của các bên liên quan, nhất là cộng đồng doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật về SHTT ở nước ta đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện, qua đó, tạo nền tảng pháp lý cơ bản để điều chỉnh, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo.
Doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức hơn trong việc xây dựng thương hiệu, nên ngày càng nhiều thương hiệu Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế như Vinfast, Vinamilk, FPT, Viettel, Trung Nguyên…
Chia sẻ về quá trình xây dựng thương hiệu đi kèm bảo hộ SHTT, đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải (OICNEW) cho biết, Công ty đã nộp đơn đăng ký sáng chế từ những ngày đầu tiên sau khi công nghệ nano hoàn thiện về quy trình.
Khi quyền lợi SHTT được bảo vệ, OICNEW có động lực đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Các sáng kiến và công nghệ tiên tiến được khuyến khích, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần vào sự phát triển lâu dài của Công ty.
Trưng bày hàng giả - hàng thật. Ảnh: Quang Hùng |
Tuy nhiên, Viện trưởng Lương Minh Huân nhấn mạnh, vẫn còn những bài học đắt giá về việc doanh nghiệp Việt Nam bị tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu, thậm chí là bị lợi dụng và chiếm đoạt các thành quả sáng tạo cả ở trong lẫn ngoài nước.
Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ của thương mại điện tử và hội nhập quốc tế sâu rộng, bảo hộ quyền SHTT lại càng trở nên phức tạp.
Theo ông Huân, các hành vi xâm phạm đang diễn ra ngày càng nhanh chóng hơn, tinh vi hơn với quy mô rộng lớn hơn, vượt qua cả ranh giới về địa lý và lãnh thổ quốc gia.
Đồng quan điểm, ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (VIPA) cũng cho rằng, sự phát triển và áp dụng như vũ bão của các công nghệ tiên tiến mà điển hình là trí tuệ nhân tạo (AI) khiến nhãn hiệu, với tư cách là một loại tài sản SHTT quý giá, dường như dễ bị xâm phạm hơn, trong khi nhiều cơ hội phát triển, nâng cao giá trị nhãn hiệu lại có thể bị bỏ qua.
Không chỉ tại Việt Nam, theo ông Chia Eu Jin Walter, Trưởng đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore của Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế - INTA, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới cũng đang đối mặt với tình trạng bị làm giả, làm nhái, bị xâm phạm quyền SHTT.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và cả các thách thức trong việc xác lập quyền nhãn hiệu, nâng cao giá trị nhãn hiệu cũng như bảo vệ nhãn hiệu chống xâm phạm.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc cho rằng, việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến SHTT, bao gồm dịch vụ xác lập quyền và thực thi quyền ở cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, cần thay đổi về nội dung và cách thức tiến hành, phù hợp với xu thế hiện nay.