Hôm nay,ốcđangthửtháchtrítuệbảnlĩnhQuốchộkết quả lorient tại phiên thảo luận gần như 100% phát biểu của đại biểu (ĐB) cùng bày tỏ sự bức xúc và phẫn nộ trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời đề nghị có những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ, quan tâm đầu tư hơn nữa đối với bảo vệ chủ quyền đất nước. ĐBQH cũng đề nghị Chính phủ có biện pháp hữu hiệu nâng cao sức mạnh kinh tế trong nước, thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế, nguồn nguyên liệu cũng như phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Mở màn phiên thảo luận, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nhận định: “Điều rất đặc biệt là các nhà lãnh đạo Trung Quốc chọn thời điểm xâm lấn biển Đông đúng vào lúc Quốc hội chúng ta tổ chức kỳ họp thứ 7. Có lẽ đó cũng là một sự tính toán để thử thách tấm lòng trung kiên, bản lĩnh, trí tuệ của các đại biểu Quốc hội và cả Quốc hội” .
Ông Lê Nam bày tỏ sự đồng tình với chủ trương giải quyết, đặc biệt là sự thể hiện của Thủ tướng về vấn đề biển Đông. “Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước mà cha ông để lại. Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, không bán mình cho quỷ dữ và không đẩy nhân dân của chúng ta vào chốn hòn tên mũi đạn chiến tranh” - ông Nam nhấn mạnh.
Chia sẻ cảm xúc của cử tri trong và ngoài nước, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nói “Tròn một tháng qua, hàng ngày, từng giờ nhân dân VN và người VN ở nước ngoài hướng về biển Đông với sự quan tâm, lo lắng, phẫn nộ, bất bình lên án hành vi ngang ngược, bất chấp đạo lý, nhân nghĩa láng giềng, trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ VN của Trung Quốc”.
Từ đó, đại biểu Học đề nghị: “Đại biểu Quốc hội chúng tôi trân trọng và thiết tha đề nghị Quốc hội ra lời kêu gọi toàn dân phát huy truyền thống quý báu theo lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức thi đua lao động sản xuất và công tác, toàn dân tộc đoàn kết một lòng sát cánh cùng trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
“Đây sẽ là tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước, là nguyện vọng tiềm ẩn của dân tộc VN. Hưởng ứng lời kêu gọi này, toàn thể dân tộc VN sẽ đoàn kết một lòng, tạo thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc” - đại biểu Nguyễn Thái Học nhấn mạnh.
Quyết liệt hơn, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) bày tỏ: “Hơn 1.000 năm qua, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách để tranh chấp, không để Việt Nam được yên và 100 năm tới, 1.000 năm tới không có cách gì chấm dứt. Không thấy ở Trung Quốc cái tình hữu nghị trong sáng, chân thật mà chỉ là hữu nghị nửa vời, hữu nghị viển vông, lệ thuộc. Dù lúc mạnh yếu khác nhau nhưng chưa bao giờ chúng ta lệ thuộc phương Bắc về kinh tế và bây giờ cũng vậy, Chính phủ cần có biện pháp hữu hiệu để kinh tế chủ động và không bị động trước người láng giềng tham lam”.
Với thái độ gay gắt và kiên quyết thường thấy, ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) nói thẳng: “Sự hung hăng của Trung Quốc càng nhiều thì lòng yêu nước của nhân dân càng trỗi dậy. Sự xâm lấn của nước láng giềng xấu bụng Trung Quốc là không thay đổi. Và mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì lòng yêu nước lại kết dân ta thành một khối. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ sâu sắc không mắc bẫy chủ nghĩa bá quyền để chúng đạt được mục đích độc chiếm biển Đông, không để bị phần tử xấu lợi dụng kích động, không để tình trạng đục nước béo cò”.
Đại biểu QH Đỗ Văn Đương.
Ông Đương đồng tình với việc Chính phủ dành 16.000 tỉ đồng, thậm chí nhiều hơn nữa để đầu tư cho Cảnh sát biển, Kiểm ngư ngày ngày bảo vệ chủ quyền trên biển Đông. Để có thêm nguồn, ông Đương đề nghị tạm dừng ngay những dự án chưa thật sự bức xúc, cần thiết để tăng tiềm lực quốc phòng an ninh, thêm trang bị cho quân đội, công an để quản lý tình hình với ông láng giềng từ xa, giữ vững địa bàn Tây Nguyên. Chính phủ cần có Nghị quyết chuyên đề về siết chặt kỷ cương tài chính. “Đại biểu QH rơi nước mắt nhiều là đúng nhưng cần cụ thể hoá đóng góp của mình bằng chính việc đồng lòng ra nghị quyết của kỳ họp về vấn đề Biển Đông và tác động đến kinh tế - xã hội sự xâm lấn của Trung Quốc. Chúc cho Đảng ta, nhân dân ta biến hoạ thành may” - ông Đương nói.
Tán đồng, ĐB Trần Du Lịch đề nghị QH phải nêu rõ vấn đề giàn khoan 981 và tác động của hành động xâm lấn của Trung Quốc đến kinh tế - xã hội. QH cần ra nghị quyết “thắt lưng buộc bụng” dồn nguồn lực cho phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền.
Long Nguyễn(t/h)