Việc tăng thuế NK khô dầu đậu tương không ảnh hưởng nhiều tới DN sản xuất thức ăn chăn nuôi. (Ảnh: ST) Đa phần các DN thức ăn chăn nuôi cho rằng việc điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất,ăngthuếNKkhôdầuđậutươngDoanhnghiệpkhôngngầnngạxem đá trực tiếp kinh doanh của DN. Tác động nhỏ Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý công khai vào Dự thảo Thông tư ban hành Biểu thuế NK ưu đãi, thay thế Thông tư số 164/2013/TT-BTC, nhằm triển khai thực hiện cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2016 và trên cơ sở kiến nghị của các bộ, ngành, Hiệp hội, DN. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phạm Xuân Nguyên, Giám đốc kinh doanh Công ty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Lộc Phát cho biết: Việc điều chỉnh tăng thuế hai mặt hàng khô dầu đậu tương và Dicanxi phosphate không gây nhiều ảnh hưởng cũng như xáo trộn đối với DN sản xuất thức ăn chăn nuôi. Khô dầu đậu tương là loại nguyên liệu rất quan trọng, chiếm khoảng 20% trong tổng số nguyên liệu sản xuất thức ăn cho gà và khoảng 15-17% nguyên liệu sản xuất thức ăn cho lợn. Ông Nguyên tính toán, trung bình một tháng mỗi DN thức ăn chăn nuôi NK khoảng 10.000 tấn nguyên liệu, trong đó khô dầu đậu tương là 2.000 tấn. Lượng NK của Công ty Lộc Phát thì ít hơn một chút. Mức giá NK hiện nay khoảng 10.000 đồng/kg, nghĩa là 10 triệu đồng/tấn. Nếu thuế NK tăng thêm 2% thì chi phí thêm của DN là 200.000 đồng/tấn. Như vậy, tính toán sơ bộ khi thuế NK khô dầu đậu tương tăng thêm 2%, tương ứng với 2.000 tấn khô dầu đậu tương NK, DN sẽ phải bỏ thêm 200 triệu đồng/tháng. “Nếu các DN quy mô lớn, bán hàng tốt thì con số 200 triệu đồng tăng thêm này không phải là vấn đề lớn, tuy nhiên với DN quy mô vừa và nhỏ thì cũng cần tính toán kỹ lưỡng để cân đối”, ông Nguyên nói. Đối với mặt hàng Dicanxi phosphate, theo ông Nguyên do không sử dụng nhiều, giá cả cũng chỉ khoảng 6.000 -7.000 đồng/kg nên dù có tăng thuế thêm 2% hay thậm chí lên 5% thì cũng không tác động nhiều tới DN. Đại diện một DN chuyên NK và bán nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết: Mỗi tháng, chi nhánh của DN này tại Hà Nội NK khoảng 2.000-3.000 tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Mọi yếu tố đều do thị trường quyết định. Do đó, khi thuế NK tăng lên thì giá bán nguyên liệu cho các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước cũng sẽ tăng. Nếu giá bán khô dầu đậu tương cao, khách hàng yêu cầu sử dụng sản phẩm thay thế như bột xương thịt thì DN sẽ điều chỉnh khâu NK đầu vào. Lo TPP Liên quan tới việc sử dụng nguyên liệu thay thế cho mặt hàng khô dầu đậu tương, ông Nguyên cho rằng, mặc dù có thể thay thế bằng bột xương thịt, bột cá nhưng chất lượng các loại nguyên liệu NK này cũng khó kiểm soát nên phải tiến hành khá cẩn trọng. “Trên thực tế, nếu tăng thuế mà một số DN đầu đàn trong ngành thức ăn chăn nuôi tăng giá bán ra thì chắc chắn các DN khác cũng sẽ tăng giá. Kể cả dù tăng thuế, DN không tăng giá bán ngay thì DN cũng sẽ tùy thời điểm, tự cân đối các yếu tố để luôn đảm bảo nguồn lợi nhuận ổn định”, ông Nguyên nói. Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Tâm lý chung thường thấy là nếu thuế NK tăng thì DN có thể sẽ tăng giá bán, dù việc tăng thuế thêm 2% chưa hẳn tác động lớn tới DN. Vì vậy, quan trọng nhất là Nhà nước phải siết chặt quản lý giá, tránh tình trạng thuế NK vừa tăng DN đã đòi tăng giá bán, trong khi nhiều trường hợp thuế giảm thì DN lại “đủng đỉnh” giảm giá. Trên thực tế, khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện một số DN trong ngành thức ăn chăn nuôi đều đánh giá việc tăng thuế NK khô dầu đậu tương và Dicanxi phosphate không làm DN quan ngại. Điều mà DN lo lắng nhất lúc này là những áp lực rất lớn lên ngành chăn nuôi khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết. Dự kiến, khi các hàng rào thuế quan không còn, sản phẩm chăn nuôi NK có thể sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng trong nước. Lúc đó, người chăn nuôi gặp khó khăn thì các DN sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng chật vật. Các DN bày tỏ mong muốn ngay từ bây giờ cơ quan chức năng phải tiến hành quản lý, siết chặt kiểm soát NK sản phẩm chăn nuôi để đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, tránh tình trạng NK ồ ạt các sản phẩm giá rẻ, điển hình như NK gà Mỹ như thời gian vừa qua khiến người chăn nuôi gà nhiều nơi thua lỗ tới mức “treo chuồng”, gián tiếp tác động tới các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, khi TPP có hiệu lực, dần dần hàng rào thuế quan không còn, những hàng rào phi thuế quan cần được dựng lên, củng cố nhằm bảo vệ tốt nhất cho ngành chăn nuôi trong nước, tạo điều kiện để ngành chăn nuôi có cơ hội ổn định, phát triển, gia tăng sức cạnh tranh. |