HỒI SINH VÙNG ĐẤT HOANG VU
Trưởng ấp Trần Văn Cáo còn nhớ như in năm 1996,bxh 2 tây ban nha gia đình ông từ TP. Hồ Chí Minh lên biên giới Thạnh Phú: “Quê tôi ở Hà Tiên (Kiên Giang). Có lẽ bà con S’tiêng “rất thật” đã níu kéo bước chân tôi dừng lại lập nghiệp...”. Ấp Thạnh Phú trước đây là một phần của ấp 7, xã Lộc Tấn nhưng là nơi du canh, du cư của đồng bào S’tiêng ấp Bù Núi. Là vùng đất hoang vu nên người dân sinh sống co cụm “sóc” ở nơi khô ráo. Ấp nhiều không: không đường, không ánh sáng, không nước sạch, không phương tiện đi lại, “mù” tiếng phổ thông... Phương tiện sản xuất chỉ có chiếc gùi và xà bần phát cỏ để tỉa lúa, bắp.
Năm 2006, sau khi chia lại địa giới hành chính xã Lộc Tấn, ấp Thạnh Phú được thành lập thuộc xã Lộc Thạnh. Thạnh Phú có 70 hộ người S’tiêng và 32 hộ người Kinh (di dân tự do). Ông Cáo nói: Ấp nghèo, muốn thay đổi tập quán du canh của bà con thì phải bố trí lại dân cư. Theo đó, tôi vận dụng kiến thức khi còn là Chánh văn phòng xã ở quê hương Hà Tiên (Kiên Giang), đầu tiên bố trí lại khu dân cư trên cơ sở đó hình thành diện mạo ấp. Tuy nhiên, muốn tiếp cận người dân để vận động bà con định cư theo quy hoạch rất khó. Vì vậy, phải cho trẻ em học chữ để từng bước tiếp cận với cha mẹ và dần thay đổi phong tục tập quán lạc hậu. Thương cha và cảm thông với bà con dân tộc, con gái cả Trần Khắc Thanh Ngữ (1985) đã gác giấc mơ vào đại học, cắt rừng tiếp cận với đồng bào tập hợp trẻ em để xóa mù chữ. Lớp học đầu tiên có 30 em, trong đó có cả con em người Kinh (di cư tự do). Sách giáo khoa, tập trắng, bút các con tôi vận động ở TP. Hồ Chí Minh. Dạy đến lớp 3, xã đề nghị Ban giám hiệu Trường tiểu học Lộc Thạnh kiến nghị Phòng GD-ĐT huyện xin mở điểm trường cho con em đi học có nền nếp.
Đồng chí Trần Tuyết Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao tặng bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho khu dân cư văn hóa tiêu biểu Thạnh Phú