【kết quả giao hữu các câu lạc bộ châu âu】Cẩn trọng mắc bẫy lừa đảo khi chuyển tiền đặt cọc phòng nghỉ trên mạng xã hội

Ngày 10/8,ẩntrọngmắcbẫylừađảokhichuyểntiềnđặtcọcphòngnghỉtrênmạngxãhộkết quả giao hữu các câu lạc bộ châu âu Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo người dùng mạng xã hội cẩn trọng mắc bẫy lừa đảo này.

Cụ thể, Cục An toàn Thông tin cho biết, đối tượng lừa đảo đã truy cập vào trang Fanpage có tên gọi “Review Cô Tô tất tần tật” trên facebook để tìm kiếm những người có nhu cầu mua vé và đặt phòng khách sạn. Khi có người đăng bài trên Fanpage, đối tượng chủ động liên hệ, giới thiệu về phòng khách sạn và các dịch vụ mà mình cung cấp. Khi dụ dỗ được khách lựa chọn dịch vụ của mình và chuyển tiền đặt cọc, đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền này. Theo cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh, đối tượng đã thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại với tổng số tiền khoảng 100 triệu đồng.

Với hình thức lừa đảo kiểu này, ban đầu, các đối tượng lừa đảo sẽ lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội ảo, giả mạo, đăng tải nhiều hình ảnh có sẵn trên trang cá nhân về nhà nghỉ, khách sạn, homestay... đi kèm là những nội dung như lời giới thiệu, mời chào du khách đến nghỉ với mức giá vô cùng ưu đãi và hấp dẫn. Sau đó, các đối tượng sẽ tham gia vào các Fanpage, nhóm nhắn tin (nhóm chat) liên quan tới du lịch để tìm kiếm người có nhu cầu tìm và đặt phòng rồi chủ động liên hệ và tiếp cận.

Khi trao đổi với khách, đối tượng lừa đảo nhiệt tình tư vấn về các dịch vụ cũng như đưa ra mức giá vô cùng hợp lý. Đặc biệt, để chiếm được niềm tin của khách, đối tượng lừa đảo sẽ gửi kèm với nhiều hình ảnh đẹp, thậm chí có cả nhận xét (review) của khách hàng khác nhằm gia tăng mức độ uy tín. Khi đã chiếm được lòng tin của khách, các đối tượng sẽ yêu cầu khách nhanh chóng chuyển tiền đặt cọc với lý do khách sạn, nhà nghỉ quá tải, nếu không đặt trước sẽ không giữ được phòng. Những người nhẹ dạ, cả tin, không kiểm chứng thông tin sẽ chuyển tiền. Sau khi nhận được tiền cọc, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền này rồi chặn tài khoản mạng xã hội và cắt đứt liên lạc với nạn nhân. 

Chị Nguyễn Thanh Dung, người bán tour du lịch chia sẻ: hiện nay, nhiều người có nhu cầu đi du lịch thường tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt là trên facebook, zalo. Khi bình luận trên các bài đăng trên facebook, người dùng đã để lại thông tin để kẻ xấu có thể kết bạn, trao đổi, từ đó dẫn dụ mọi người. Với những trường hợp cung cấp thông tin phòng, giá vé máy bay, tầu... hoặc giá tour rẻ, mọi người cần đặt nghi vấn, kiểm tra thông tin, kiểm tra độ tin cậy của người cung cấp thông tin trước khi quyết định chuyển tiền đặt cọc. Nếu đã bị lừa đảo, mọi người nên chụp màn hình nội dung trao đổi với kẻ lừa đảo, thông tin trang facebook, zalo... và đăng tải lên các hội nhóm để cách báo người khác không bị mắc lừa.

Thể thao
上一篇:Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
下一篇:Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An