会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số trận osasuna】Lãi suất hợp lý!

【tỷ số trận osasuna】Lãi suất hợp lý

时间:2025-01-13 10:01:25 来源:Empire777 作者:Thể thao 阅读:676次
Kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất điều hành,ãisuấthợplýtỷ số trận osasuna tăng thanh khoản cho nền kinh tế
TPHCM: Kinh tế giảm nhưng đã có dấu hiệu phục hồi
Lãi suất hợp lý - đòn bẩy phục hồi nền kinh tế
Doanh nghiệp đang cần nhiều động lực hỗ trợ để phục hồi và phát triển. Ảnh: H. Anh

Xói mòn năng lực cạnh tranh

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, mặt bằng lãi suất cao đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ gây rủi ro đến các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang hoạt động sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn và đầu tư. Đặt trong bối cảnh kinh tế 4 tháng đầu năm đang có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng, nhất là ở các trung tâm công nghiệp, trung tâm chế xuất, xuất khẩu của Việt Nam, các động cơ chính, trung tâm động lực của nền kinh tế Việt Nam đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể nói, lãi suất cao đã tác động trực tiếp đến nhu cầu đầu tư, kinh doanh và thị trường vốn và là một trong số các kênh trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trưởng đại diện Văn phòng KAS Đức tại Việt Nam Florian Feyerabend:

Lãi suất hợp lý - đòn bẩy phục hồi nền kinh tế
Ông Florian Feyerabend.

Quý 1/2023 kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng được khoảng 3,3%, sản lượng công nghiệp và xuất khẩu cũng đã giảm. Mặc dù, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để có những hướng đi, giải pháp giải quyết những nút thắt của nền kinh tế để thúc đẩy giải ngân và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên lãi suất cao vẫn là một hạn chế lớn cho các hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Lãi suất cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế phát triển…

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered:

Lãi suất hợp lý - đòn bẩy phục hồi nền kinh tế
Ông Tim Leelahaphan.

Từ đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển hướng sang hỗ trợ quá trình phục nồi của nền kinh tế. Ngoài việc cắt giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước còn hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn bằng cách cho họ thêm thời gian để giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản. Tháng 4 năm nay, các điều khoản cho vay đã dễ dàng hơn, bao gồm việc hoãn trả nợ (tối đa 12 tháng) và miễn giảm lãi suất. Thị trường bất động sản có thể sẽ cần thêm các biện pháp hỗ trợ thanh khoản do các biện pháp đã được triển khai tính đến nay mới chỉ giúp làm giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn.

Chúng tôi nhận thấy rằng Ngân hàng Nhà nước đã có những tín hiệu hỗ trợ thanh khoản thị trường tốt hơn. Bên cạnh việc điều tiết nền kinh tế, thị trường bất động sản cũng đang chờ được hỗ trợ thanh khoản. Mặc dù việc cắt giảm lãi suất (thêm nữa) sẽ giảm bớt căng thẳng trên thị trường bất động sản và hỗ trợ nền kinh tế, song ở phạm vi toàn cầu cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất có thể sẽ khiến động thái đó trở nên khó khăn hơn.

Theo dự báo, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ bản xuống 5% vào cuối quý 2, sau đó lãi suất sẽ duy trì cho đến cuối năm 2025. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra tình huống lãi suất sẽ tăng, đặc biệt là vào cuối năm, do Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ chú trọng vào sự ổn định của thị trường tài chính hơn là tăng trưởng.

Ông Đinh Quang Hinh, chuyên gia Công ty CP chứng khoán VnDirect:

Lãi suất hợp lý - đòn bẩy phục hồi nền kinh tế
Ông Đinh Quang Hinh.

Trong tháng 3/2023, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 đợt giảm lãi suất điều hành, đánh dấu sự đảo chiều về chính sách tiền tệ trong nước. Trước nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ đang ngày càng gia tăng, thị trường kỳ vọng Fed sẽ dừng tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 6/2023. Nếu kịch bản này xảy ra, áp lực tỷ giá và lãi suất trong nước sẽ tiếp tục hạ nhiệt. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất điều hành thêm ít nhất là 50 điểm cơ bản từ nay tới cuối năm 2023, điều này sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có cơ hội vay vốn, phục hồi sản xuất.

Xuân Thảo(ghi)

Phân tích kĩ hơn về vấn đề này, TS. Nguyễn Tú Anh cho biết, mặt bằng lãi suất hiện nay rất cao. Lãi suất trung bình của các ngân hàng lên tới 12-13% thậm chí có ngân hàng cho vay với lãi suất bình quân lên đến hơn 14,6%. Đáng chú ý, lãi suất bắt đầu tăng từ tháng 7/2022 đến tháng 2/2023 và vẫn tiếp tục được neo cao, điều này đã làm xói mòn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. “Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bình quân trong cả năm 2022 là 1.135.100 tỷ đồng với lãi suất cho vay bình quân là 10%/năm. Riêng chi phí lãi vay các doanh nghiệp và người dân Việt Nam đã phải chịu ít nhất là 1.135.091 tỷ đồng tương đương với 12% GDP của Việt Nam năm 2022. Nếu lãi suất cho vay giảm 1% thì hỗ trợ cho nền kinh tế sẽ lên tới hơn 113.000 tỷ đồng, lớn hơn các gói của Chương trình phục hồi”, ông Tú Anh phân tích.

So sánh với môi trường lãi suất của Trung Quốc có thể thấy, lãi suất tại Trung Quốc đã giảm mạnh từ 7/2021 đến nay, lãi suất cho vay bình quân tại Trung Quốc tháng 12/2022 là 4,14% và trong giai đoạn 12/2008-12/2022 lãi suất cho vay bình quân tại Trung Quốc cũng chỉ là 5,62%. Điều đáng nói đó là từ khi bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thì lãi suất cho vay tại Trung Quốc liên tục giảm và giảm khá nhanh qua đó thực sự giúp các doanh nghiệp Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19. Như vậy, có thể nhận thấy, về chi phí vốn, doanh nghiệp Việt Nam không có cửa cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc; công nghệ cũng không; lợi thế kinh tế nhờ quy mô không có; lợi thế kinh tế nhờ các liên kết ngành tạo ra các vùng công nghiệp lớn không có; chi phí logistics càng không thể cạnh tranh được. Nghĩa là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc hoàn toàn bằng không. Trước thực trạng trên, nếu doanh nghiệp Việt Nam về ngắn hạn và dài hạn đều không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc thì năng lực cạnh tranh cả nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ rất khó khăn.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt vượt qua, khi mà sức khỏe đang yếu, TS. Nguyễn Tú Anh khuyến nghị, cần có chính sách quyết liệt giữa ngành ngân hàng, tài chính để về mặt ngắn hạn đến trung hạn phải đưa được mặt bằng lãi suất Việt Nam giảm xuống thì mới nâng được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Cân bằng giữa rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế

Theo Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS Nguyễn Anh Thu, lãi suất là vấn đề rất lớn, có tác động sâu, rộng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như sự hoạch định chính sách. Theo bà, lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ số phát triển doanh nghiệp. Đáng chú ý, môi trường lãi suất cao không chỉ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hành mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp, nhu cầu thành lập doanh nghiệp vì lãi suất cao sẽ làm cho chi phí khởi nghiệp tăng khiến người muốn khởi nghiệp chùn bước.

Cũng theo bà Nguyễn Anh Thu, lãi suất hợp lý được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại. Lãi suất là vấn đề rất lớn, có tác động sâu sắc tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự hoạch định chính sách trong thời gian tới. Kể từ năm 2021, cùng sự phục hồi của của các nền kinh tế lớn sau đại dịch Covid-19, lạm phát vẫn tăng cao ở nhiều quốc gia. “Tuy nhiên, ở nước ta lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng CPI năm 2022 đạt 3,15% và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Có được kết quả như vậy là do Việt Nam đã áp dụng và điều chỉnh các chính sách một cách linh hoạt và phù hợp để chủ động đối phó với những rủi ro lạm phát và những yếu tố rủi ro nội tại và rủi ro từ bên ngoài”, PGS. TS. Nguyễn Anh Thu nhận định.

Các chuyên gia cho rằng, việc giảm lãi suất sẽ thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, tăng trưởng năng lực cạnh tranh và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc điều hành lãi suất được coi là một công cụ của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái thích ứng với hiện trạng của nền kinh tế, tiếp tục cân bằng giữa rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn. Ngân hàng Nhà nước luôn điều chỉnh lãi suất điều hành một cách linh hoạt theo hướng bảo đảm các mục tiêu chính sách tiền tệ, đồng thời hài hoà lợi ích các bên như người gửi tiền, các tổ chức tín dụng và người vay.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận, lãi suất của Việt Nam năm 2023 còn cao vì trong năm 2022 nguồn cung tiền còn thấp, nhiều tổ chức tín dụng còn yếu kém. Dự báo, năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với những năm trước do thế giới biến động chính trị, những rủi ro thương mại và tài chính cũng như sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Trước bối cảnh đó, lạm phát của Việt Nam sẽ tăng cao hơn năm 2022. Tuy nhiên, nếu dung hoà được chính sách, Việt Nam vẫn có dư địa để giảm lãi suất ngay trong quý 2/2023 và kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng tốt.

"Áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất của thế giới đang giảm xuống và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với năm ngoái. Thanh khoản ngân hàng năm nay tốt hơn so với quý 4/2022. Hết 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng 3,05%, huy động vốn tăng 1,5% có nghĩa là tiền dân cư vẫn đang vào ngân hàng. Chưa kể, nếu giải ngân đầu tư công tăng lên và nợ đọng vốn của doanh nghiệp giảm xuống, thông những điểm nghẽn, cải thiện môi trường kinh doanh thì nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt", TS. Cấn Văn Lực kỳ vọng.

Việt Nam vẫn còn dư địa giảm lãi suất

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, hiện Việt Nam hoàn toàn có dư địa để giảm lãi suất cho DN, giúp phục hồi nền kinh tế.

Lãi suất hợp lý - đòn bẩy phục hồi nền kinh tế
TS. Nguyễn Quốc Việt.

Báo cáo của VEPR về “Tác động của môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và hồi phục tăng trưởng năm 2023”, cho thấy bức tranh nhiều nghịch lý giữa ngân hàng và doanh nghiệp (DN), cũng như những tác động của lãi suất cao đến phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ông có thể phân tích kĩ hơn về những tác động này?

Theo báo cáo của VEPR, điều đáng báo động là năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam đang suy giảm mạnh. Nếu các DN trên sàn chứng khoán là đại diện cho những DN tốt nhất của kinh tế (trừ những DN 100% vốn nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài không niêm yết), sức khỏe của hệ thống DN Việt năm 2022 đã suy yếu đi rất nhiều.

Những yếu tố tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam như thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu DN trầm lắng đã bắt đầu từ cuối quý 1/2022. Song những điều này chưa ảnh hưởng nhiều đến các DN khi kinh tế quý 2 và 3/2022 đều tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, khi vào quý 4/2022 sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu, xuất phát từ cầu yếu của các nước đối tác chính của Việt Nam, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của các DN. Đáng chú ý, trước những điều kiện bất lợi bên ngoài, các DN hầu như không nhận được sự hỗ trợ, thậm chí lãi suất cho vay lại tăng lên, càng làm suy yếu năng lực cạnh tranh của DN.

Số liệu trong 3 tháng đầu năm 2023 cũng cho thấy, tốc độ tăng tín dụng và huy động vốn giảm mạnh. Tín dụng tăng thấp do cầu yếu và lãi suất vẫn neo cao. Điều đáng lưu ý là tốc độ huy động vốn của khu vực các tổ chức kinh tế (TCKT) tính đến ngày 28/3 giảm xuống -3,4%. Huy động vốn tăng chủ yếu do tiền gửi của khu vực dân cư tăng mạnh, nhưng cũng không đủ bù đắp vào sự sụt giảm phần huy động từ các TCKT. Tốc độ tăng huy động vốn trong ngành ngân hàng đến hết tháng 3 chỉ đạt 5,18%, mức thấp hơn rất nhiều so với tốc độ bình quân 13-14% trong 10 năm trở lại đây, thậm chí ngay cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19 (1/2020 đến 10/2021), tốc độ huy động vốn bình quân vẫn đạt khoảng 12,7%.

Việc huy động vốn khu vực TCKT giảm trong khi tín dụng tăng chậm, đã phản ánh tình trạng thanh khoản khó khăn của DN, bởi những DN tốt có dư thừa thanh khoản đã phải rút tiền gửi về để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của bản thân. Đồng thời, một phần của tiền gửi TCKT giảm là các DN FDI, DN có hoạt động xuất khẩu có xu hướng chuyển tiền nhàn rỗi ra bên ngoài để hưởng lãi suất USD đang cao, trong khi lãi suất USD tại Việt Nam vẫn duy trì chính sách 0%. Chỉ tính riêng trong quý 4/2022, các tổ chức tín dụng nước ngoài rút tiền gửi ra khỏi Việt Nam 368 triệu USD (theo số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố).

Rõ ràng, môi trường lãi suất cao đang là yếu tố rủi ro lớn đối với năng lực cạnh tranh của DN Việt. Trong khi đó, giai đoạn 2011-2020, Việt Nam chủ yếu là thặng dư cán cân vãng lai, tức là nước xuất khẩu vốn. Lấy thí dụ trong 2 năm 2021 và 2022, do phải chi phí cho nhập khẩu thuốc và thiết bị phòng chống dịch Covid-19 và chi phí vận tải tăng vọt, cán cân vãng lai trở nên bị âm, nhưng về xu hướng dài hạn Việt Nam vẫn thặng dư cán cân vãng lai và là nước xuất khẩu vốn. Như vậy Việt Nam hoàn toàn có dư địa để giảm lãi suất (khi ở vị thế một nước xuất khẩu vốn).

Vậy ông có khuyến nghị gì về chính sách để thúc đẩy phục hồi kinh tế, phục hồi sản xuất kinh doanh của DN một cách nhanh chóng và mạnh mẽ thưa ông?

Về ngắn hạn, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế từ cuối năm 2022, cho đến quý 1/2023 có rất nhiều dấu hiệu suy giảm kinh tế, Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ cho nền kinh tế, mở rộng chi tiêu để ưu tiên cho tăng trưởng trong đó cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như cân bằng giữa mục tiêu “duy trì ổn định kinh tế vĩ mô” nhưng đồng thời tìm kiếm các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế, phục hồi sản xuất kinh doanh của DN một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Các chính sách cần được vận dụng, phối hợp một cách nhịp nhàng và có sự điều phối thống nhất, thông suốt, dựa tối đa vào các giải pháp thị trường thay vì mệnh lệnh hành chính. Chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo, các giải pháp liên quan tới giãn, hoãn, giảm phí, thuế, để khoan sức dân, giúp cho người dân và DN tạo lại niềm tin và hứng khởi với thị trường. Chính sách tiền tệ cũng cần duy trì trạng thái thích ứng, đồng thời cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí triển khai “ngoại giao đơn hàng” như đã từng làm ngoại giao vắc xin.

Và đặc biệt là cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Theo đó, việc cải cách môi trường kinh doanh cần quyết liệt cắt giảm chi phí kể cả chi phí thực thi tuân thủ pháp luật cho đến những chi phí của DN trong thực hiện việc kinh doanh của mình. Có như vậy DN mới nâng cao năng lực cạnh tranh, thích nghi với sự biến động và bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Ngoài ra, chúng ta phải có những chiến lược về an ninh, ví dụ như: an ninh năng lượng hay các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng hoặc là an ninh lương thực. Một điều rất quan trọng mà tôi cho rằng chúng ta cần phải quan tâm, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, đồng thời làm sao để kết nối giữa các DN với nhau. Qua đó, giúp chúng ta nâng cao giá trị gia tăng trong các hàm lượng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và giúp cho DN lớn mạnh, đồng hành cùng các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Về dài hạn, cần có những dự báo đánh giá đúng tình hình kinh tế trong và ngoài nước để hỗ trợ cho chính sách của Chính phủ. Đẩy mạnh an sinh xã hội, an ninh năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN đồng thời kết nối DN với nhau qua đó nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và kết nối giữa các nhà khoa học để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế.

Đã đến lúc cần có những chính sách quyết liệt phối hợp giữa ngành ngân hàng, ngành tài chính, thị trường vốn để làm sao về ngắn hạn cho tới trung hạn phải đưa mặt bằng lãi suất giảm xuống thì mới nâng được năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Qua đó mới đạt được mục tiêu duy trì tốc độ tăng kinh tế đạt 6-7%, để đạt mục tiêu thành nước thu nhập trung bình cao vào những năm sắp tới.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Thảo(thực hiện)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite  Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
  • Party internal affairs commission hailed for anti
  • Vietnamese President meets with Cambodian King in Phnom Penh
  • PM hails RoK people’s contributions to bilateral ties
  • Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
  • Leaders attend Central Public Security Party Committee's conference
  • PM extends condolences to Indian counterpart over deadly stampede
  • Plenty of room for Hưng Yên to thrive: PM
推荐内容
  • Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
  • Former FLC Chairman Trịnh Văn Quyết to stand trial for fraud
  • NA Standing Committee’s 35th session concludes
  • PM urges thorough study for north
  • Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
  • Lao trade union leader visits Cà Mau to learn about worker support