【soi kèo nam định】Cho phá sản DN thua lỗ kéo dài

cho pha san dn thua lo keo dai

Trong quá trình tái cơ cấu,ásảnDNthualỗkéodàsoi kèo nam định DN phát triển được sẽ cơ cấu lại và xử lý nợ xấu (Ảnh:Minh họa)

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội mới đây về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐ, TCT Nhà nước trong năm 2011 cho thấy tổng số nợ phải trả của TĐ, TCT là 1.292.400 tỷ đồng, tăng gần 19% so với năm 2010.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Có tới 30 TĐ, TCT tỷ lệ này lớn hơn 3 lần. Trong đó có 8 TĐ, TCT trên 10 lần; 10 TĐ, TCT trên từ 5 đến 10 lần; có 12 TĐ, TCT từ 3-5 lần.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (tổng tài sản/tổng nợ phải trả) theo số liệu báo cáo hợp nhất bình quân năm 2011 là 1,62 lần. Điều đó cho thấy các TĐ, TCT đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.

Riêng đối với các khoản lỗ phát sinh và lỗ lũy kế, một số TCT Nhà nước có lỗ từ thời gian trước để lại đến nay chưa được xử lý như TCT Dâu tằm tơ, TCT Xây dựng đường thủy. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao các bộ chuyên ngành xem xét xử lý theo thẩm quyền. Tuy nhiên cũng có một số TĐ, TCT lỗ do chính sách giá, lỗ do điều chỉnh chênh lệch tỷ giá do biến động lớn đầu vào năm 2011 thuộc lĩnh vực điện lực, xăng dầu.

Trao đổi với Báo Hải quan về phương án xử lý với các DN thua lỗ kéo dài, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho biết, lối ra của nhóm này có 2 giải pháp, đánh giá lại việc xây dựng tái cơ cấu nhưng nếu không khả thi, nếu TĐ, TCT xin tái cơ cấu nhưng thấy không đảm bảo hoạt động hiệu quả thì cho phá sản.

“Thường ở các nước họ chọn giải pháp giải thể là nhanh nhất, còn ở Việt Nam phải sửa Luật Phá sản mới đảm bảo được. Quá trình tái cơ cấu lần này gắn liền với sắp xếp lại hoạt động của các DN. Có DN hoạt động phát triển không bền vững, chúng ta cũng phải cân nhắc có nên duy trì hay không.

Thế nên mới đòi hỏi DN thực thực hiện 5 nội dung trong tái cơ cấu, trải qua 4 nội dung mà không thể thực hiện được nữa thì chấp nhận phương án giải thể, phá sản. Đối với những DN còn tiềm năng thì phải có quyết sách hợp lý. Nếu phát triển được thì cơ cấu lại DN và xử lý nợ xấu”, ông Đặng Quyết Tiến cho biết thêm.

Minh Anh

World Cup
上一篇:Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
下一篇:Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini