当前位置:首页 > La liga

【lịch thi đấu bóng đá giải vô địch pháp】Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Khi về già,ộtsốbệnhthườnggặpởngườicaotuổlịch thi đấu bóng đá giải vô địch pháp chức năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, nên người già rất dễ mắc bệnh, nếu bệnh dần trở thành mạn tính thì kéo dài và hay tái phát. Vì thế, hãy lưu ý những căn bệnh người già hay mắc phải dưới đây để có cách phòng trị hiệu quả.

Khám sức khỏe cho người cao tuổi tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp. Ảnh: HỒNG DIỄM

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi (NCT)

Bệnh về tim mạch: Trong số các bệnh về tim mạch ở NCT thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp… chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong một số trường hợp, các loại bệnh này thường thấy ở những người béo phì, nghiện bia, rượu chiếm tỷ lệ cao hơn những người không nghiện bia, rượu. Nguy cơ gây ra tai biến thường gặp ở người trên 60 tuổi, nam giới, gia đình có người đã bị tai biến, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia… Một vài dấu hiệu báo trước như đột nhiên giọng nói ngọng nghịu, lơ lớ, mặt méo xệch.

Đột quỵ não: Ở tuổi già hệ mạch máu giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, kèm theo huyết áp cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như đột quỵ não. Người bệnh có dấu hiệu như đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, yếu một bên người, trường hợp nặng, người bệnh quỵ ngã đột ngột và bất tỉnh.

Bệnh về hệ hô hấp: Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở NCT, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào, những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như: nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng, khói bếp nhiều... Đặc điểm của bệnh về đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng, do đó rất dễ làm cho NCT mất ngủ kéo dài.

Bệnh về đường tiêu hóa: NCT rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng. Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau, nhưng trong đó có một lý do mà NCT hay gặp phải là ít vận động. NCT thường ngồi một chỗ, thêm vào đó ít ăn rau, uống ít nước cho nên phân ứ lại lâu ngày ở trực tràng, làm cho các mạch máu trực tràng giãn ra gây nên bệnh trĩ. NCT cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm cho NCT rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

Bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục: NCT cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục - tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái cho NCT.

Viêm xương khớp: Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở NCT lên tới 60%. Vì khi về già, chức năng cũng như cấu tạo khớp đều có sự thay đổi, trở nên kém linh động hơn. Do tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, kém co giãn, không chịu đựng được với căng lực nên dễ bị tổn thương, sụn trở nên đục màu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp đau, nhất là khi cử động. Các khớp đầu gối, bàn tay, xương sống, hông là nơi hay bị đau.

 Loãng xương: Là chuyện thường thấy ở phụ nữ khi vào tuổi tiền mãn kinh và ở tuổi “về chiều” của cả nam lẫn nữ. Đây là hậu quả của calcium trong xương bị tiêu hao. Ở phụ nữ, lý do chính yếu là kích thích tố estrogen giảm khi mãn kinh. Nhưng ở cả hai giới, loãng xương có thể do không dùng đủ calcium và sinh tố D, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu.

Về hệ thần kinh trung ương: Hầu hết NCT do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như: Parkinson hoặc Alzheimer.

Ngoài ra, người ta còn thấy NCT thường bị rối loạn một số chỉ số về mỡ máu, rối loạn về chức năng gan, đái tháo đường ở NCT. Đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu… Bệnh đái tháo đường tuy không chỉ gặp ở NCT, mà còn gặp ở tuổi trẻ nhưng với NCT thường ít được phát hiện, mà khi đã phát hiện thì thường muộn, đôi khi đã có biến chứng.

Một số biện pháp phòng ngừa

NCT nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên, tư vấn hữu ích. Theo định kỳ, nên chụp tim phổi, siêu âm ổ bụng, kiểm tra huyết áp, kiểm tra đường máu, mỡ máu. Khi đã biết mình mắc một bệnh nào đó thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không nên tự mua thuốc để điều trị hoặc tự động thay đổi liều lượng thuốc.

Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, nên tham gia vào các câu lạc bộ để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự nhằm giải tỏa một số bức xúc và có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe.Nên có chế độ ăn uống hợp lý, nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng, mỗi ngày cần khoảng từ 1,5-2 lít nước bao gồm cả nước có trong thức ăn, canh, rau, quả. Ăn nhiều rau cũng là hình thức cung cấp một lượng nước, chất xơ để hạn chế táo bón. 

Buổi tối cũng không nên uống nhiều nước, rượu, bia, cà phê, trà đặc và không nên hút thuốc lá. Người thân trong gia đình nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho NCT ít bệnh tật, để họ sống vui, sống khỏe và sống có ích.

BÁ PHÁT tổng hợp

分享到: