VHO- Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động lớn tới nhiều gia đình bởi các chính sách phòng dịch,ảovệantoànhận định santos laguna mất hoặc giảm việc làm, thu nhập giảm, trẻ em học trực tuyến, thời gian thành viên ở nhà nhiều hơn…Các chính sách BHXH cần phải sửa đổi để giảm tỉ lệ lao động nữ hưởng BHXH một lần, giảm bất bình đẳng giới Điều này khiến phụ nữ phải gánh vác nặng hơn trong việc chăm sóc gia đình và nội trợ, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều mặt trái nảy sinh trong cuộc sống… Tác động tiêu cực Theo PGS.TS Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến nhiều gia đình như số trẻ em mồ côi gia tăng, thu nhập gia đình giảm vì vợ hoặc chồng, thậm chí cả vợ chồng không có việc làm; trẻ em học trực tuyến và các thành viên trong gia đình ở nhà nhiều hơn. Một số gia đình nếu biết tận dụng cơ hội này để hàn gắn, tăng sự đoàn kết; nhưng ngược lại một số gia đình gánh nặng chăm sóc và nội trợ vốn có của phụ nữ càng tăng lên, cùng với đó là nguy cơ bạo lực gia đình cũng tăng theo. Tại hội thảo Tăng cường tiếp cận an sinh xã hội cho phụ nữ và phòng, chống bạo lực trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức mới đây, các đại biểu cho rằng, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực rất lớn đến phụ nữ. Phát biểu tại Hội thảo, bà Bùi Thị Hoà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam cho rằng, cần phải nêu lên những vấn đề quan tâm, đề xuất các giải pháp giảm tác động tiêu cực của Covid-19 đối với phụ nữ, góp phần thúc đẩy tăng quyền năng cho phụ nữ và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trong đó thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vận động xây dựng chính sách BHXH đang được quan tâm. Đồng thời, Hội thảo nhằm thảo luận các vấn đề liên quan, góp phần thúc đẩy quá trình sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để trình Quốc hội. Đặt vấn đề tại hội thảo, ông Khổng Ngọc Oanh (Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) cho rằng, thời gian gần đây xảy ra một số vụ việc khách hàng hiếp dâm các bé gái chỉ 12-15 tuổi, điều này có nguyên nhân từ việc giảm thu nhập, áp lực trong gia đình đã đẩy phụ nữ và trẻ em phải làm việc trong lĩnh vực nhạy cảm như massage, karaoke hay không? Khi người cha, người anh, người chồng làm ở thành phố bị mất việc, ồ ạt trở về quê và người phụ nữ ở nhà phải gánh chịu hệ quả từ những điều này. “Vậy phải làm gì để hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái khi người nhà bị mất việc làm. Cần có chính sách an sinh xã hội cho phụ nữ, bảo vệ an toàn cho họ trong đại dịch Covid-19 như thế nào?”, ông Khổng Ngọc Oanh nêu. Cần thu hẹp khoảng trống về bình đẳng giới Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, phụ nữ tham gia BHXH từ rất sớm, độ tuổi từ 18 - 30 tuổi đạt tỉ lệ cao nhất, gần 60%. Tuy nhiên, sau đó tỉ lệ này bắt đầu giảm dần còn khoảng 35% ở độ tuổi 40-44. Đa số người rút BHXH một lần là phụ nữ (69% năm 2019), ở khu vực tư nhân nên khi về già chỉ có 15% phụ nữ trên 65 tuổi có lương hưu (nam giới là 27,3%). Nêu ý kiến tại hội thảo, ông Amdré Gama - Giám đốc Chương trình An sinh xã hội, đã phân tích những khía cạnh liên quan đến vấn đề trên. Ông Amdré Gama cho rằng, thành công lớn của Việt Nam là bao phủ BHYT rộng lớn, nhưng trong độ bao phủ đó lại có khoảng trống về giới. Hệ thống thì tốt nhưng thực tế triển khai lại không như vậy là bởi nguyên do nào? Một thực tế là BHXH chưa bao phủ cho nhiều người dân Việt Nam mà chủ yếu, tập trung vào người lao động có khả năng đóng, có hợp đồng lao động. Những người còn lại chưa được bao phủ không hẳn là họ nghèo, không có việc làm mà họ bị bỏ sót trong chính sách. Đại dịch càng làm bộc lộ và trầm trọng hoá những vấn đề bất bình đẳng, bộc lộ rõ hơn khoảng trống về bao phủ BHXH. “Trong cuộc khủng hoảng chúng ta mới nhận thấy rõ tầm quan trọng của an sinh xã hội với phụ nữ. Phụ nữ bấp bênh trong bạo lực giới, phụ nữ phải chăm sóc gia đình và phải rời bỏ việc làm gấp 3 lần nam giới, đại dịch làm trầm trọng hơn gánh nặng chăm sóc gia đình”, ông Amdré Gama nói. Theo đại diện đến từ ILO, chính sách an sinh xã hội phải sửa đổi để tăng cường bình đẳng giới trong hệ thống BHXH như điều chỉnh thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu với phụ nữ, trợ cấp cho phụ nữ đóng và không đóng BHXH khi sinh con, trợ cấp cho trẻ em để giảm áp lực tài chính cho gia đình, để giảm số trường hợp nhận BHXH một lần (tỉ lệ lớn là phụ nữ); quy đổi thời gian dừng đóng BHXH do nghỉ thai sản để giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi kinh tế của phụ nữ khi về già… Dữ liệu từ tháng 2 - 12.2020 cho thấy, các nước trên thế giới có trên 1.000 chương trình an sinh xã hội được triển khai để ứng phó, Việt Nam cũng có nhưng dường như một số hỗ trợ chưa hiệu quả đối với người lao động phi chính thức. Điều này khẳng định, dù có chính sách, dù có mong muốn nhưng chưa tiếp cận đến đúng đối tượng vì không biết họ là ai, không có thông tin, dữ liệu, tài khoản... Trong khi tại những quốc gia có hệ thống an sinh xã hội tốt hơn thì đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn, Chính phủ có dữ liệu, tài khoản của công dân thì chỉ cần một cú nhấp chuột có thể hỗ trợ. “Vậy tương lai của BHXH Việt Nam sẽ như thế nào? Cần phải thu hẹp khoảng trống về bình đẳng giới, khoảng trống lao động phi chính thức, lao động di cư, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động, nếu không Việt Nam sẽ bị bỏ lại phía sau vì sớm muộn điều này sẽ xảy ra trên thế giới”, ông Amdré Gama nhấn mạnh. QUỲNH HOA |