Khó xử lí
Trong quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính,ạmhànhchínhvềhảiquanMứcphạtchưađủsứcrănđti le cuoc bong da hom nay Cục Hải quan Đồng Tháp gặp khó khăn trong việc thực hiện vì thiếu cơ quan tập trung tiến hành cưỡng chế giống như cơ quan thi hành án. Các tổ chức liên ngành phối hợp hiệu quả thấp, thiếu cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí để thực hiện.
Mặt khác, do người vi phạm không có tài sản hoặc họ là người ở địa phương khác hoặc là cư dân biên giới, cố tình trì hoãn, vắng mặt tại địa phương chờ hết hiệu lực cưỡng chế thì không áp dụng biện pháp cưỡng chế. Hiện không có văn bản hướng dẫn xử lí trường hợp này.
Mặt khác, hiện nay, việc tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng tại Cục Hải quan Đồng Tháp cũng gặp khó khăn do kinh phí tiêu hủy cao, hệ thống chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại chưa hoàn thiện, nhiều lĩnh vực còn chồng chéo nên hiệu quả của công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đạt kết quả chưa cao. Công tác này còn bất cập do giao cho nhiều cấp, nhiều ngành trong khi sự phối hợp chưa đồng bộ. Cục Hải quan Đồng Tháp kiến nghị, cần xây dựng hành lang pháp lí chặt chẽ, đồng bộ.
Bổ sung mẫu ấn chỉ
Cục Hải quan TP.HCM cho biết, quá trình thực hiện xử lí vi phạm hành chính đã phát sinh một số vướng mắc trong việc sử dụng mẫu ấn chỉ. Cụ thể, đối với trường hợp XNK hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kĩ thuật theo qui định của pháp luật sau khi có quyết định xử phạt về hành vi vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với toàn bộ số hàng vi phạm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo (Quyết định xử phạt), nhưng đã quá thời hạn mà vẫn chưa tái xuất thì theo qui định sẽ phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo qui định tại Điều 35 Nghị định 97/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong trường hợp tịch thu thì mẫu ấn chỉ đã có qui định tại Thông tư 193/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính qui định chi tiết thi hành Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP. Theo Cục Hải quan TP.HCM, trong trường hợp hàng hóa tiêu hủy lại không có mẫu ấn chỉ, thì sẽ sử dụng mẫu ấn chỉ nào? Cục Hải quan TP.HCM đề nghị, bổ sung mẫu ấn chỉ Quyết định tiêu hủy tang vật và mẫu ấn chỉ Biên bản thu giữ tài liệu, tang vật… vi phạm hành chính.
Còn theo Cục Hải quan Đồng Tháp, việc hướng dẫn sử dụng mẫu ấn chỉ (QDD22 và QDD23) theo Thông tư 193/2009/TT-BTC chưa phù hợp theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008. Cụ thể, đối với trường hợp người vi phạm vừa vi phạm hành chính, vừa vi phạm về thuế trong lĩnh vực hải quan:
Theo qui định tại khoản 2 Điều 56 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008: “Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt…”. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Quyết định 2238/QĐ-TCHQ thì khi một người cùng lúc thực hiện 2 hành vi vi phạm nêu trên thì ra 2 quyết định. Vì vậy, theo Cục Hải quan Đồng Tháp, cần xây dựng hành lang pháp lí chặt chẽ, đồng bộ.
Qui định rõ ràng, phù hợp
Cục Hải quan TP.HCM cho biết đã gặp một số vướng mắc khi xử lí đối với trường hợp ngoại tệ gửi kèm trong bưu kiện, bưu phẩm NK, tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP chưa có điều khoản nào xử lí trường hợp này.
Cục Hải quan TP.HCM đề nghị có hình thức xử lí đối với trường hợp này cho phù hợp với pháp luật quản lí ngoại hối hiện nay; hướng dẫn rõ việc gửi tiền Việt Nam, ngoại tệ trong bưu kiện, bưu phẩm XK, NK có bị xem là vi phạm pháp luật về ngoại hối về bưu chính hay không. Nếu vi phạm thì hướng dẫn xử lí đối với hành vi này, nếu không vi phạm thì phải có hướng dẫn cách thức trả lại tiền cho người gửi, nhận bưu phẩm, bưu kiện.
Ngoài ra, theo Cục Hải quan Hà Tĩnh, hiện nay chế tài xử phạt vi phạm hành chính vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm, cần bổ sung một số qui định. Cụ thể, tại điểm 2,3,4 khoản 3 Điều 1 Nghị định 18/2009/NĐ-CP cần sửa đổi lại như sau: Đối với hành vi không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải đúng thời hạn qui định, cần phải có qui phạm xử phạt trên cơ sở kết hợp loại phương tiện và số ngày quá hạn để bảo đảm hợp lí, sát thực tế hơn.
Ngoài ra, hiện nay, hành vi dùng hàng hóa nội địa mở tờ khai XK vào khu kinh tế sau đó bằng các hình thức, thủ đoạn khác nhau DN tiếp tục sử dụng hàng đã XK để quay vòng nhằm gian lận thuế chưa có hình thức xử phạt phù hợp. Cục Hải quan Hà Tĩnh đề nghị bổ sung hành vi vi phạm và mức xử phạt tương ứng: 1. Hình thức phạt chính: Phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng; 2. Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Về chế tài xử lí đối với hành vi không chấp hành đúng thời hạn nộp báo cáo thanh khoản còn quá nhẹ của các DN dẫn đến DN thường xuyên vi phạm (mức phạt các lần vi phạm tối đa 5 triệu đồng). Cục Hải quan Hà Tĩnh đề nghị tăng mức xử phạt đối với những hành vi trên đến 20 triệu đồng hoặc áp dụng hình thức phạt bổ sung: Tạm dừng làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, cần bổ sung chế tài xử phạt hành vi của DN không hợp tác với cơ quan Hải quan (ví dụ: Cơ quan Hải quan mời DN đến để làm việc nhiều lần nhưng DN cố tình không đến).
Huệ Minh