游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:02:43
Trong đó,ạnhtayvớidoanhnghiệpviphạmchínhsáchthuếkết quả bóng đá ireland biện pháp cưỡng chế DN vi phạm được tính đến là việc thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề... Như vậy, đồng nghĩa với việc DN bị xóa tên, không còn tư cách pháp nhân để tồn tại.
Theo Bộ Tài chính, hành vi vi phạm pháp luật về thuế bao gồm: Vi phạm các thủ tục thuế: hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định; hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về thuế của cơ quan Thuế, CBCC thuế trong quản lý thuế. Hành vi vi phạm hành chính về thuế của ngân hàng tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế, Kho bạc nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện các quy định của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, sẽ có 2 mức xử phạt cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế như: Phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản và áp dụng đối với những vi phạm hành chính không nghiêm trọng (vi phạm về thủ tục thuế...), có tình tiết giảm nhẹ; Vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Đối mức phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm như: Phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục về thuế. Phạt tiền tối đa đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi phạm thủ tục thuế bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Phạt 20% số tiền thuế thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính cũng bổ sung các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ; Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Trong trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho NSNN.
Bộ Tài chính đề xuất về thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Riêng đối với quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định.
Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
Ngoài ra, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sẽ chấm dứt có hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước. Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước của người bị cưỡng chế có xác nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan được phép uỷ nhiệm thu thuế, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo Nghị định cũng hướng tới một nguyên tắc, đó là mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế phải được phát hiện ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh. Việc xử lý vi phạm hành chính về thuế phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đã được cơ quan Thuế chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã có quyết định khởi tố vụ án mà trước đó cơ quan Thuế đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi đó.
Thu Hằng
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接