đây là khẳng định của ông Phạm Văn Trường,ạchnguồnlựcngânsáchđầutưchocácbệnhviệtỷ số cup c1 Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB BHYT tính từ ngày 1/3 vừa qua, thực hiện theo thông tư liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành. * PV: Thưa ông, qua vài ngày chính thức thực hiện cơ chế điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong thanh toán BHYT đối với các bệnh viện, thì nhiều người dân vẫn có phần lo lắng bởi không rõ việc điều chỉnh giá này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến “túi tiền” của họ khi đi KCB. Ông giải thích thế nào về việc điều chỉnh giá này? - Ông Phạm Văn Trường:Việc liên Bộ ban hành Thông tư quy định giá dịch vụ KB, CB BHYT, trong đó bổ sung chi phí phụ cấp đặc thù và tiền lương vào giá là một đòi hỏi thực tế, khách quan phù hợp với lộ trình từng bước tính đủ chi phí trong giá dịch vụ công; chuyển các khoản chi trước đây Nhà nước cấp trực tiếp cho các bệnh viện vào giá, dành nguồn kinh phí này để mua BHYT và hỗ trợ mức mua BHYT đóng và hỗ trợ mức đóng BHYT cho người dân theo quy định của Luật BHYT là theo đúng chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Luật BHYT được Quốc hội sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 1/1/2015, theo đó quyền lợi của người tham gia BHYT được sửa đổi để tránh tác động khi điều chỉnh giá dịch vụ KCB, cụ thể: Khoảng trên 29,4 triệu người là người có công với cách mạng, người nghèo, cận nghèo mới thoát nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội... được Nhà nước cấp thẻ BHYT, trong đó có khoảng hơn 25 triệu người không bị ảnh hưởng việc điều chỉnh giá này vì khi đi KCB được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB (trước đây một số đối tượng chỉ được thanh toán 95%, tự chi trả 5%). Ngoài ra, việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB BHYT này còn làm tăng quyền lợi khi người bệnh sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại được đầu tư từ nguồn xã hội hóa (trả chi phí ít hơn do giảm chênh lệch giữa giá dịch vụ KCB theo yêu cầu và giá dịch vụ KCB BHYT giảm). Đối với người cận nghèo tham gia BHYT khi đi KCB được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB (trước đây chỉ được thanh toán 80%) nên việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB BHYT không tác động nhiều đến chi phí người bệnh phải đồng chi trả. Các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT thì sẽ bị tác động, nhưng số đối tượng bị ảnh hưởng không nhiều vì từ 1/1/2015, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở. Đặc biệt, đối với người không có thẻ BHYT (khoảng 25% dân số), trước mắt vẫn áp dụng mức giá dịch vụ KCB cũ nên không bị ảnh hưởng trong lần điều chỉnh giá này. |
| Ông Phạm Văn Trường | |
|
* PV: Với việc tăng giá dịch vụ y tế này, sẽ có tác động như thế nào đối với ngân sách nhà nước (NSNN), thưa ông? - Ông Phạm Văn Trường:Việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB lần này sẽ từng bước điều chỉnh cơ cấu phân bổ NSNN trong lĩnh vực y tế, thực hiện đúng chủ trương chuyển dần nguồn lực NSNN đang hỗ trợ cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sang đầu tư cho công tác y tế dự phòng và hỗ trợ người dân tham gia mua BHYT (đảm bảo đủ nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội; hỗ trợ mức mua BHYT đối với người cận nghèo, học sinh, sinh viên…, kể cả khi điều chỉnh mức mua BHYT theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ KCB; đồng thời, minh bạch nguồn lực NSNN đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, NSNN chỉ hỗ trợ các khoản chi phí chưa được kết cấu trong giá dịch vụ. Và một điều tôi muốn nhấn mạnh đó là, Luật BHYT quy định người dân bắt buộc tham gia BHYT, vì đây là một trong ba trụ cột của an sinh xã hội, nên việc từng bước tính đủ chi phí sẽ đưa giá dịch vụ KCB về đúng giá trị thật. Người dân sẽ thấy được lợi ích khi tham gia BHYT: Hàng năm chỉ phải đóng một mức nhỏ để mua BHYT, nhưng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí, giảm bớt rủi ro về gánh nặng chi phí y tế. Từ đó, khuyến khích người dân tham gia BHYT, thực hiện sớm mục tiêu BHYT toàn dân. * PV: Như vậy, người dân có thể hy vọng vào việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB lần này chất lượng dịch vụ sẽ nâng theo, thưa ông? - Ông Phạm Văn Trường:Việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB BHYT tạo điều kiện cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nguồn kinh phí mua các loại thuốc, vật tư, hóa chất, test, kit xét nghiệm đáp ứng yêu cầu chuyên môn và phục vụ người bệnh tốt hơn; sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã được đầu tư. Giá dịch vụ từng bước tính đủ chi phí, trong đó có tiền lương sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế, của cơ sở KB, CB, nâng cao trách nhiệm, đổi mới thái độ phục vụ người bệnh với phương châm “phục vụ - được trả lương; phục vụ tốt được trả lương, thu nhập tương xứng”; đồng thời, tạo sự bình đẳng giữa các cơ sở khám bệnh chữa bệnh công lập và ngoài công lập trong việc tham gia cung ứng dịch vụ KB, CB; khuyến khích các cơ sở ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ KB, CB cho người bệnh có thẻ BHYT. Từ đó, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ KCB. * PV: Xin cảm ơn ông! Huyền Trang |