【tỷ số bóng đá vô địch quốc gia pháp】Dân số già: Thử khai thác tiềm năng thay vì coi người già là gánh nặng
“Năm 2019,ânsốgiàThửkhaitháctiềmnăngthayvìcoingườigiàlàgánhnặtỷ số bóng đá vô địch quốc gia pháp tôi có vào nói chuyện với sinh viên 6 trường đại học ở TP.HCM. Sau buổi nói chuyện, ban tổ chức khảo sát các sinh viên “anh chị dự định kết hôn vào năm nào?”. Có 22,5% sinh viên trả lời sẽ không bao giờ kết hôn. Một em trong số đó đứng lên nói rất dõng dạc lý do: Kết hôn là phải sinh con. Sinh con là phải nuôi con khoẻ, dạy con ngoan. Đó là trách nhiệm rất lớn mà em không muốn mang vác”.
Câu chuyện mà GS.TS Nguyễn Đình Cử chia sẻ tại hội thảo khoa học thường niên của Viện Nghiên cứu Con người ngày 6/12 đặt ra một vấn đề cấp thiết cần giải quyết: Già hoá dân số đang ập đến trong khi tỷ lệ sinh thấp dần.
GS Cử - nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, tình trạng mức sinh thấp không chỉ bắt đầu xảy ra với TP.HCM mà còn với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999 – tức là xảy ra trước tình trạng chung của đất nước khoảng 25 năm.
Ông cho rằng, nếu chúng ta để tình trạng mức sinh thấp của Nam Bộ lan ra cả nước thì hình ảnh đất nước Việt Nam thiếu nhân lực như Nhật Bản cũng không phải là một tương lai xa.
Không khởi động ngay thì không kịp
Phát biểu tại hội thảo với chủ đề “Phát triển con người trong bối cảnh già hoá dân số ở Viêt Nam hiện nay”, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân – nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng, già hoá dân số phải đứng trên hai chân. Một mặt số người già tăng và tuổi thọ cao hơn là một điều tốt. Nhưng quan trọng hơn là phải có đủ người trẻ để phát triển xã hội.
Hậu quả của mức sinh thấp phải 20 năm sau mới có thể nhìn thấy, vì thế những người làm nghiên cứu cần phải cảnh báo xã hội từ sớm.
“Chúng ta nên thực hiện đề tài nghiên cứu để dự báo dân số Việt Nam từ năm 2025 đến 2030. Hiện nay, chúng ta không biết dân số của Việt Nam 100 năm, 200 năm, 500 năm nữa sẽ ở đâu. Điều đó có quan trọng không?
Có 2 quốc gia đã làm việc này rồi và khi họ làm xong thì cả đất nước giật mình, đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 1995, Nhật Bản đang là nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, đứng thứ 2 sau Mỹ và dân số đứng thứ 8 thế giới. Nhưng chỉ 4 năm sau, Bộ Sức khoẻ và An sinh xã hội nước này đã cảnh báo: đến năm 3.000, nước Nhật chỉ còn 500 người, mà khi ấy – năm 1999, Nhật Bản có 100 triệu dân. Người ta chưa tin ngay con số này. Đến năm 2006, Viện quốc gia về Dân số và An ninh xã hội Nhật Bản lại cảnh báo lần 2: Đến năm 2100, Nhật Bản còn 50 triệu người, năm 2200 còn 20 triệu người, năm 2300 còn 10 triệu người và đến năm 3000 chỉ còn đúng 62 người nếu vẫn tỷ lệ sinh tiếp tục giảm. Lúc này, cả đất nước Nhật Bản mới bắt đầu phải suy nghĩ về việc này”.
GS Nhân cho biết, từ năm 1990, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chương trình hỗ trợ người dân lập gia đình và sinh con nhưng suốt 32 năm nay họ thất bại. Nguy cơ biến mất khỏi Trái Đất của Nhật vẫn chưa tìm được giải pháp.
“Hàn Quốc cũng thất bại trong việc tìm giải pháp tăng tỷ lệ sinh trong suốt 17 năm nay. Hiện nay, Hàn Quốc có tỷ lệ sinh 0,78 - thấp nhất thế giới và cơ quan nước này dự báo đến năm 2750 người Hàn Quốc sẽ không còn ai. Vậy câu hỏi đặt ra là: 300 năm, 500 năm nữa, Việt Nam sẽ còn bao nhiêu triệu người? Tôi có tự dự tính thì ra kết quả chúng ta giảm chậm hơn họ nhiều nhưng đến năm 2500, chúng ta cũng mất 97% dân số”.
Vì thế, GS Nhân đề xuất cần sửa chính sách gia đình, tiền lương, nhà ở ngay từ bây giờ bởi vì quỹ thời gian chúng ta chỉ còn 25 năm nữa dự báo là tỷ suất sinh của chúng ta sẽ dưới 2 – tức là mức không an toàn. “Còn 25 năm nữa mà bây giờ chưa khởi động thì rất khó…” – GS Nhân khẳng định.
Bỏ quên tiềm năng của người già
Chia sẻ tại hội thảo, TS Phan Văn Hùng - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng hiện nay người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức. Người ta mới chỉ coi người cao tuổi là gánh nặng chứ chưa nhìn thấy tiềm năng để khai thác. “Hiện chúng ta có 400 ngàn người cao tuổi làm kinh tế giỏi, hơn 200 ngàn chủ doanh nghiệp là người cao tuổi” – ông Hùng nêu thực tế.
Tuy nhiên, số còn lại, chủ yếu người cao tuổi khó kiếm việc làm để đảm bảo sinh kế và tăng thu nhập mặc dù nhiều người vẫn còn đủ sức khoẻ, trí tuệ, kinh nghiệm.
Với người lao động từ 60 tuổi trở lên, công việc họ tìm được chủ yếu là bảo vệ, giúp việc gia đình, chăm sóc người già… Nhiều người cao tuổi có khả năng, kinh nghiệm, muốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu vốn.
Ông Đào Trọng Độ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết theo thống kê hiện nay, số người cao tuổi được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm rất ít do các địa phương không bố trí được ngân sách. “Các chương trình, đề án chưa có nội dung cụ thể về hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người cao tuổi mà chỉ tập trung vào việc chăm sóc sức khoẻ cho họ”.
Ngoài việc tập trung vào khai thác tiềm năng của người cao tuổi, các đại biểu còn đề xuất phương án tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo một “tuổi già có phẩm giá” cho người cao tuổi khi không phải phụ thuộc kinh tế vào con cháu khi hết tuổi lao động.
Ông Nguyễn Vinh Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội, đề xuất các giải pháp: giảm số năm tối thiểu đóng BHXH, từng bước mở rộng diện tham gia BHXH bắt buộc đến các nhóm đối tượng có thu nhập…
Ghép 2 thế hệ sống chung ở Mỹ: Người trẻ tiết kiệm, người già vui
Dịch vụ này cho phép người trẻ và người già xa lạ có thể sống chung trong một căn nhà, giúp người trẻ tiết kiệm chi phí, đồng thời mang lại niềm vui cho người già.相关文章
Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
Ngày 23/8, Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) phối hợp với Công an xã Lon2025-01-25Đề xuất quy định xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ
Theo Bộ KH&CN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định v2025-01-25Cảnh báo: Tái sử dụng chai nhựa đựng nước để trong tủ lạnh tiềm ẩn rủi ro
Vào mùa hè nóng bức, nước lạnh luôn là thứ giúp cho2025-01-25Cảnh báo: Tái sử dụng chai nhựa đựng nước để trong tủ lạnh tiềm ẩn rủi ro
Vào mùa hè nóng bức, nước lạnh luôn là thứ giúp cho2025-01-25Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
Dự báo thời tiết Nam Bộ hôm nay mưa tăng (Ảnh: DUYÊN PHAN)Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc g2025-01-25Canada: Đề xuất sửa đổi các thành phần dược phẩm có hoạt tính kháng khuẩn trong thuốc
Bộ Y tế Canada dự định sửa đổi Danh mục A trong đó nêu tên một số thành ph2025-01-25
最新评论