Với 3 ha ổi trân châu ruột đỏ,ựngthươnghiệuOCOPổitracircnchacircuruộtđỏbongdaso.com 66 mỗi năm gia đình chị Chu Thị Mai Là, Tổ trưởng Tổ hợp tác ổi Quang Minh cung cấp ra thị trường trên 100 tấn sản phẩm. Gắn bó và biết được giá trị của loại ổi này mang lại, chị đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu và chuyển đổi cách sản xuất để mang đến sản phẩm ổi an toàn cho người tiêu dùng. Sau khi áp dụng tại vườn nhà hiệu quả, chị Là vận động các hộ trồng ổi quanh vùng cùng thực hiện phương pháp nông nghiệp hữu cơ, sử dụng phân bón vi sinh và các chế phẩm thuốc lên men sinh học trong quá trình chăm sóc cây ổi. Chị Chu Thị Mai Là, Tổ trưởng Tổ hợp tác ổi Quang Minh và sản phẩm ổi trân châu ruột đỏ Chị Là cho biết: “Khách hàng bây giờ yêu cầu các sản phẩm nông nghiệp phải sạch, an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, sau khi được tập huấn, tôi đã chuyển đổi phương thức sản xuất sang sử dụng phân bón, thuốc hữu cơ để vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng vừa an toàn cho người trồng”.
Tháng 6-2022, Tổ hợp tác ổi Quang Minh thành lập với 8 thành viên, diện tích 32 ha. Tổ hợp tác ra đời đã mang lại nhiều lợi ích và giúp các thành viên liên kết chặt chẽ hơn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. “Chúng tôi được các anh, chị em trong tổ hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trồng ổi. Một lợi ích nữa là hội, đoàn thể trong xã tổ chức cho chúng tôi tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật về cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sao cho hợp lý để tạo ra ổi sạch, an toàn, đạt hiệu quả cao” - chị Kim Thị Sô Phi, thành viên Tổ hợp tác ổi Quang Minh chia sẻ. Tổ hợp tác được thành lập cũng là cơ sở quan trọng để xã Quang Minh chọn trái ổi xây dựng sản phẩm OCOP địa phương. Và hiện ổi trân châu ruột đỏ Quang Minh đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện. Điều quan trọng là các thành viên tổ hợp tác đều hướng tới sản xuất, cung ứng cho thị trường sản phẩm ổi sạch, kiểm soát, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm để xây dựng thương hiệu. Chị Chu Thị Mai Là cho biết thêm: “Chúng tôi đang được Nhà nước hỗ trợ miễn phí toàn bộ các tem nhãn mác truy xuất nguồn gốc; được đi tập huấn làm nông nghiệp sạch, cách ủ phân bón hữu cơ... Chúng tôi cũng rất vui khi được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ổi, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 vừa qua. Khi thành lập tổ hợp tác, các hộ trồng ổi được nhiều khách hàng biết đến vì từ các cá nhân nhỏ lẻ bây giờ liên kết lại thì có nhiều khách hàng hơn, thị trường tiêu thụ dễ dàng hơn”. Ổi trân châu ruột đỏ, sản phẩm OCOP của xã Quang Minh Xã Quang Minh có khoảng 70 ha trồng ổi trân châu ruột đỏ, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn sản phẩm. Loại ổi này hiện được người nông dân bán với giá trung bình 18 ngàn đồng/kg; so với mọi năm thì đây là mức giá cao nhất mà người nông dân bán được. Không những giá cao, sản phẩm ổi trân châu ruột đỏ đang được tiêu thụ rất mạnh. Tất cả sản phẩm sau thu hoạch đều được thương lái đặt mua và vận chuyển về các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh để đưa đi tiêu thụ. Đảm bảo sản xuất hiệu quả, thị trường tiêu thụ thuận lợi cho người trồng; cung cấp sản phẩm an toàn cho người sử dụng là mục tiêu của chương trình OCOP hướng đến. Chương trình này thời gian qua đã được các địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện không chỉ phát huy được tiềm năng, thế mạnh các loại cây nông sản, đem đến thu nhập cao cho người dân mà còn góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Phước. |