【kết quả bóng đá giải mexico】Những lưu ý về sốc phản vệ và dị ứng sau tiêm vắc xin
时间:2025-01-10 16:41:50 出处:La liga阅读(143)
Sốc phản vệ là gì?ữnglưuývềsốcphảnvệvàdịứngsautiêmvắkết quả bóng đá giải mexico
Trong buổi phỏng vấn với Zing News, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho hay, sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, trẻ sẽ có biểu hiện sốc.
Đây là tai biến nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc ăn một loại thức ăn lạ.
Biểu hiện sốc phản vệ gồm tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, truỵ tim mạch, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn. Một số trường hợp xảy ra rất nhanh ngay sau khi mới rút kim tiêm, chỉ trong vài phút thậm chỉ vài giây là tử vong ngay. Triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao.
Thời điểm tiêm vắc xin dễ gây sốc phản vệ
Trong số các nguyên nhân gây sốc phản vệ, các thuốc được xem là nguyên nhân phổ biến, bao gồm vắc xin. Tuy nhiên, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, tỷ lệ sốc phản vệ do uống, tiêm thuốc tại các bệnh viện nhiều hơn so với vắc xin. Trẻ tử vong do tiêm vắc xin chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và nguyên nhân chính là do độ nhạy cảm của cơ thể, thuộc về cơ địa của người được tiêm.
Ngoài ra, tiêm vắc xin còn có những chống chỉ định trong một số trường hợp: trẻ đang sốt, cảm cúm; trẻ mắc các bệnh về não; trẻ bị động kinh; trẻ mắc bệnh cấp tính; trẻ mắc bệnh tim hoặc bất cứ bệnh lý nào khác.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo, trong các trường hợp này, tuyệt đối không tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ bởi chúng sẽ tạo yếu tố thuận lợi gây ra sốc phản vệ. Chính vì vậy, về nguyên tắc, trước khi tiến hành tiêm bất cứ loại vắc xin nào, bác sĩ phải khám, khai thác tiền sử và không cho dùng nếu bệnh nhân đang có bệnh hoặc có cơ địa mẫn cảm với thuốc - vắc xin.
“Đối với các cháu bé còn nhỏ, có thể khám biết được bệnh cấp tính nhưng khó biết có bệnh mãn tính nên việc tầm soát không đơn giản. Do đó, người nhà cần phải chủ động khai báo về tiền sử bệnh lý cho bác sĩ. Trẻ đang có bệnh cần điều trị dứt điểm trước khi tiêm. Với những trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đi tiêm tại các bệnh viện, các cơ sở lớn để xử lý các biến chứng nếu có tốt nhất”, bác sĩ Khanh cho biết.
24 giờ theo dõi đặc biệt
“Tất cả các vắc xin đều có thể gây sốc phản vệ, không riêng Quinvaxem. Tuy nhiên, nếu đến cơ quan y tế ngay lúc mới bắt đầu có dấu hiệu bất thường, rất hiếm ca tử vong, chúng hoàn toàn được tầm soát. Bất cứ y bác sĩ nào cũng được đào tạo về kỹ năng xử lý sốc phản vệ bởi đây là tai biến tương đối phổ biến do nhiều nguyên nhân, không riêng vắc xin”, bác sĩ Khanh khẳng định.
Tất cả các vắc xin đều có thể gây sốc phản vệ ở trẻ nhỏ
Ông khuyến cáo tất cả phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin cần chú ý: theo dõi và báo với bác sĩ tiền sử của con mình; sau tiêm, cho trẻ ở lại theo dõi ít nhất 30 phút; về nhà theo dõi trong 6, 12 và 24h. Sau 24h, nếu không có dấu hiệu bất thường, có thể yên tâm.
Trường hợp trẻ từng bị sốc phản vệ với vắc xin hay kháng sinh cụ thể nào đó, tuyệt đối không được tiêm loại này mà thay thế bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh khác.
Biểu hiện dị ứng và sốc phản vệ sau tiêm vắc xin
Theo VnExpress, các dấu hiệu của phản ứng dị ứng tức thì sau tiêm hoặc uống vắc xin thường là các triệu chứng toàn thân kết hợp với biểu hiện trên da như ban đỏ, phù Quincke, nổi mề đay, triệu chứng đường hô hấp như viêm mũi, kết mạc hoặc cơn co thắt phế quản. Bên cạnh đó còn có các biến chứng tim mạch với biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp. Thậm chí có thể rơi vào tình trạng sốc trong vòng vài phút.
Các triệu chứng của sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng 4 giờ sau tiêm vắc xin. Một bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ sốc phản vệ khi có ít nhất một trong số 4 dấu hiệu tại các cơ quan sau:
Biểu hiện trên da: Mề đay, phù mạch (phù Quincke), ngứa và ban giãn mạch.
Đường hô hấp: Ngạt mũi, chảy mũi, sung huyết niêm mạc mũi, tiếng thở rít do phù nề hầu họng và thanh quản hoặc các triệu chứng ở đường hô hấp dưới như khò khè, thở rít, tức nặng ngực, thở nông, nặng có thể suy hô hấp.
Tim mạch:Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, da tái nhợt, nặng có thể ngừng tim.
Biểu hiện dạ dày ruột:Nôn, buồn nôn, đau quặn bụng, nặng có thể đại tiểu tiện không tự chủ.
Điều trị các phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin
Nếu bệnh nhân bị phản ứng dị ứng tại chỗ thì chườm đá tại chỗ tiêm. Trường hợp bị đau nhiều, bác sĩ có thể chỉ định cho dùng paracetamol hoặc ibuprofen.
Nếu có biểu hiện dị ứng, ngứa tại chỗ có thể sử dụng kháng histamine đường uống. Khi các triệu chứng thuyên giảm, cần theo dõi người bệnh ít nhất 30 phút tiếp theo.
Nếu bệnh nhân bị phản ứng phản vệ nhẹ với các biểu hiện thường gặp là mày đay và phù mạch (Quincke) thì dùng thuốc kháng histamine. Nếu triệu chứng nặng, toàn thân, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thêm corticosteroid.
>> Độ bẩn 'kinh hoàng' của nước giải khát mùa hè
Thu Thảo(T/h)
Vụ ‘Cô dâu 8 tuổi’ tự tử: Bị cha mẹ thâu tóm tài chính, tra tấn tinh thần?上一篇: Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
下一篇: Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
猜你喜欢
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia
- Bùi Tiến Dũng: 'Không ngại cạnh tranh với Patrik Lê Giang'
- Xác định thời điểm HLV Kim Sang
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc 2024 chiếm trọn tình cảm của vận động viên
- Bóng đá Việt Nam lại thua Indonesia
- HLV Hungary ngất xỉu, co giật giữa trận đấu
- Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?