Ngày 10-5,ộinghịtrungươngĐiềuchỉnhtuổinghỉhưucnhiềumụxem tỷ số cúp c2 Hội nghị Trung ương 7 khóa XII bước sang ngày làm việc thứ 4. Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Ngày 10-5, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII bước sang ngày làm việc thứ 4
Theo TTXVN, trong buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ, thảo luận về Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH).
Tại phiên thảo luận chiều 10-5 về Đề án cải cách chính sách BHXH, các đại biểu đã đi sâu phân tích nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Đề án đề ra, đặc biệt là việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm và việc đảm việc cân đối thu chi bền vững của quỹ bảo hiểm.
Hướng tới nhiều mục tiêu
Việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Theo VOV, các đại biểu cho rằng việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu là xu thế tất yếu, trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc này nhằm hướng tới nhiều mục tiêu như đối phó với già hóa dân số, biến đổi của thị trường lao động, đảm bảo cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết tuổi nghỉ hưu thực tế của chúng ta hiện nay thấp nhất trong khu vực.
Tuổi nghỉ hưu bình quân của người dân Việt Nam là ta là 54,3. Trong đó, nam là 55,6 tuổi, nữ có 52,6 tuổi. Mức đóng bình quân của chúng ta là 22%, mức hưởng 70% trung bình.
Nam đóng bảo hiểm hiện nay bình quân là 28 năm và sống sau 60 tuổi hưởng lương hưu là 22,5 năm, nữ đóng 23 năm nhưng hưởng tới 27 năm. Do đó, bài toán cân đối quỹ nếu tự thân nó rất khó khăn.
Vì vậy, ông Dung đề nghị Trung ương có quyết tâm chính trị rất lớn. Đây là thời cơ vàng để quyết định chủ trương này.
Trước hết, về chọn thời điểm trong tờ trình, Trung ương xin cho phép bắt đầu điều chỉnh từ năm 2021 và người hưởng như phụ nữ là 56 tuổi hưu là từ 2026, thời điểm bắt đầu dân số già.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
Cần tính đến đặc thù nghề nghiệp
Bà Hà cho rằng cần phải nghiên cứu để xem xét các quy định nghỉ hưu phù hợp với đối tượng. Cũng cần tính đến các đối tượng do đặc thù nghề nghiệp, lao động độc hại, một số ngành nghề có thể do tính chất lao động, thời gian làm việc, thời gian lao động rất sớm.
Như vậy, chúng ta nên giữ nguyên việc nghỉ hưu sớm theo độ tuổi như hiện nay đối với một số đối tượng, ngành nghề như diễn viên múa, vận động viên thể thao hay những ngành nghề như dưới hầm lò, cầu đường…
"Cần đánh giá tác động của chính sách này đối với nhóm đối tượng đặc thù. Cũng có thể phải tính đến luôn việc có các chính sách chuyển đổi ngành nghề cho các đối tượng này nếu họ còn lao động", bà Hà đề nghị.
Nêu quan điểm của mình, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: "Trên thế giới hiện nay, tuổi nghỉ hưu 60-67. Ví dụ Mỹ, bình quân 63 tuổi, Malaisia là 60 tuổi. Trung Quốc với Nam là 60 và Nữ là 55, nhưng nữ 55 tuổi chỉ đối với công chức doanh nghiệp nhà nước, còn đối với các lĩnh vực khác là 50 tuổi. Thái Lan đến năm 2022 là 61 tuổi và đến 2024 là 63 tuổi..."
Ông cho rằng: "Ở chúng ta, Nam có thể là 62 đối với các lĩnh vực công chức, viên chức trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Còn 60 tuổi đối với các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực lao động nặng nhọc. Tôi cho rằng nên chia ra để hợp lý hơn".
Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhấn mạnh, BHXH là vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, có sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị .
Theo tuoitre.vn