欢迎来到Empire777

Empire777

【heidenheim vs】"Nắn" đường trời, máy bay không sợ tắc nghẽn

时间:2025-01-10 21:35:08 出处:Cúp C2阅读(143)

Tối ưu hóa đường hàng không tiết kiệm 3000 tỉ đồng

TheNắnheidenheim vso ông Đinh Việt Thắng, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam: Những năm 80 của thế kỷ trước chỉ có vài chục chuyến bay mỗi ngày,  nhưng đến năm 2012 đã có hơn 457.000 chuyến bay, hằng năm tăng gần 30.000 chuyến bay. Vùng trời Việt Namvốn không rộng càng trở nên chật hẹp. Áp lực tối ưu hoá hành trình bay càng trở nên cấp thiết, trở thành đề bài vô cùng khó khăn cho các cơ quan chức năng.

Đại tá Nguyễn Hữu Lương, cán bộ Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu cho biết: Địa hình của ngành hàng không trước 2008 còn hạn chế, thiếu đồng bộ nên việc quy hoạch không gian vùng trời chưa được tối ưu. Hệ thống sân bay trên cả nước dày, nhưng đường bay chằng chịt, chắp vá. Rất nhiều chuyến bay của hàng không chậm giờ.

Cường độ bay trong vùng trời ngày càng tăng, trung bình 10%/năm nên có chỗ quá tải, có chỗ lại bay ít, tạo ra nhiều chỗ tắc nghẽn trong đó nổi cộm là khu vực TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội. Năm 2008, nhận thấy vấn đề đó, Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu, khắc phục vấn đề này. Việc cải tiến, tối ưu hoá là rất đáng ghi nhận dù vẫn chắp vá, chưa mang tính đồng bộ, mới vướng chỗ nào thì xử lý chỗ đó.

Máy bay của hãng Vietnam Airlines

Đứng trước những áp lực giảm tắc nghẽn trên không, các cơ quan, đơn vị Hàng không đã phối hợp cải thiện, điều chỉnh bổ sung đường hàng không và phương thức bay để tối ưu hóa từng hàng trình bay. Trong 5 năm thiết lập mới 17 đường Hàng không quốc tế và 12 đường Hàng không nội địa, điều chỉnh thông số và điều chỉnh chế độ hoạt động của 39 đường Hàng không quốc tế và nội địa.

Về hiệu quả kinh tế, trong 5 năm 2008 – 2012, ông Phan Xuân Đức, Phó Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nhấn mạnh, chỉ tính riêng đối với Hàng Hàng không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng tiết kiệm khoảng 3000 tỉ đồng. Cụ thể, từ năm 2008 đến tháng 6/2013, Vietnam Airlines khai thác 14 đường bay, tổng số chuyến bay là 307.556, rút ngắn thời gian bay khoảng 15.943 giờ đồng hồ.

Trong đó, tính riêng 11 đường bay với 305.456 chuyến đã tiết kiệm được 62.045 tấn nhiên liệu, giảm thiểu 15.525 giờ bay. Việc thiết lập và điều chỉnh đường Hàng không đã đem lại lợi nhuận kinh tế lớn cho nhà khai thác và thu hút nhiều hoạt động bay của các hãng Hàng không khác. Ngoài ra, khách hàng cũng tiết kiệm thời gian di chuyển bằng đường hàng không, mỗi chuyến bay tiết kiệm được nhiên liệu cũng góp phần giảm khí thải nhà kính.

Sẽ có đường cao tốc một chiều trên không

Dự báo những năm tới, hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam sẽ tăng khoảng 8%/năm, hoạt động bay của không quân và các lực lượng khác cũng sẽ gia tăng, hiện tượng tắc nghẽn trên không sẽ xảy ra ở một số đường hàng không mà một số vùng trời sân bay như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Nội Bài…

Để khắc phục vấn đề này, trong kế hoạch giai đoạn 2013-2015, Cục Hàng không sẽ triển khai thêm một số đường bay đi Lào, rút ngắn tuyến bay Hà Nội – Australia, Singapore – Tân Sơn Nhất, Hà Nội – Xiêm Riệp (Campuchia), điều chỉnh toàn bộ hệ thống đường hàng không Việt Nam – Trung Quốc….

Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, hiện Cục đang nghiên cứu thiết lập đường Hàng không cao tốc nội địa song song một chiều phục vụ tuyến bay trục Bắc - Nam cho các tàu bay đủ điều kiện và các đường bay Hàng không quốc tế song song theo kế hoạch của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) khu vực nhằm giảm thời gian bay và giảm tắc nghẽn trên không trong năm 2013 - 2015.

Theo giải thích của Cục trưởng, đường bay mới sẽ được thiết kế theo phương thức tương tự như đường một chiều trên bộ. Đường hàng không cao tốc nội địa có chữ “cao tốc” nhưng không liên quan đến vận tốc, mà đó là những tuyến đường song song phục vụ một chiều bay, nhằm tiết kiệm thời gian bay cho hành khách.

Thiết lập đường hàng không cao tốc nội địa song song một chiều phục vụ tuyến bay trục Bắc – Namvừa giảm tắc nghẽn trên không, vừa nâng cao hiệu quả một số đường hàng không trên biển Đông. Tổ chức lại vùng trời Cam Ranh, điều chỉnh phân khu kiểm soát của Trung tâm kiểm soát đường dài TP Hồ Chí Minh…Áp dụng công nghệ mới với dẫn đường bay các sân bay miền núi và địa hình miền núi như: Điện Biên, Cam Ranh, Côn Sơn…

Còn theo ông Phan Xuân Đức, cần tiếp tục cải thiện nắn chỉnh các đường bay từ Hà Nội – Hồng Công, Sài Gòn đi Đông Bắc Á qua Biển Đông. Với các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, ông Đức cho hay chưa có những đường bay riêng biệt đi và đến, cần tránh đi và đến cùng một đường phải điều chỉnh độ cao ảnh hưởng tới an toàn bay và tiết kiệm nhiên liệu…

Mai Tuân - Lê Trang

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: