TheậuGiangtậptrungxửlýcácnútthắttăngtốcgiảingânvốnđầutưcônhật bản vs ả rập xê úto báo cáo từ UBND tỉnh Hậu Giang, trong tổng số 26 đơn vị cấp tỉnh được giao kế hoạch vốn đầu tư công, đến thời điểm này, có 13 đơn vị giải ngân đạt hơn 80%, 5 đơn vị giải ngân hơn 60%, 7 đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60%, đặc biệt có 1 đơn vị chưa giải ngân. Trong tổng số 8 đơn vị cấp huyện được giao kế hoạch, hiện có 3 đơn vị giải ngân đạt hơn 80%, 3 đơn vị giải ngân hơn 60%, 2 đơn vị giải ngân dưới 60%. | Hậu Giang tập trung giải quyết "nút thắt" trong giải phóng mặt bằng để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh họa: H.T |
Hiện các vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù, khó khăn trong di dời các công trình tiện ích, tranh chấp về đất đai, thủ tục thu hồi đất… đã làm cho tiến độ giải ngân của tỉnh bị chậm lại. Dự kiến hết tháng 11/2022, tỉnh Hậu Giang giải ngân được trên 2.283 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 64,4% tổng kế hoạch vốn được giao và đạt 68,4% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. |
Mặt khác, nguồn thu vượt tiền sử dụng đất năm 2022 của địa phương là trên 54 tỷ đồng để bố trí vốn cho các dự án khởi công mới và nguồn vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên 84 tỷ đồng vừa được bổ sung vào cuối tháng 7 vừa qua. Vì thế, các đơn vị còn đang triển khai thực hiện nên chưa có khối lượng nghiệm thu để có thể giải ngân. Để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong hai tháng còn lại của năm, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% - 100% kế hoạch vốn được giao, UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Công văn số 1496/UBND-NCTH về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. | Công chức Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, đối chiếu số liệu để thanh toán vốn. Ảnh: H.T |
Tại công văn này, UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2022. Đồng thời, tỉnh yêu cầu các đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền trong thực hiện các chương trình, dự án. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết, không để ảnh hưởng tiến độ thực hiện các chương trình, dự án. Để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong hai tháng còn lại của năm, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95%-100% kế hoạch vốn được giao, UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Công văn số 1496/UBND-NCTH về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. |
Đối với các dự án hoàn thành năm 2022, UBND tỉnh đề nghị các chủ đầu tư tập trung tối đa nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn thành công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho nhà thầu; khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành gửi cơ quan tài chính thẩm định, trình phê duyệt theo thẩm quyền. Riêng các dự án chuyển tiếp, chủ đầu tư phải tăng cường đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành, bàn giao trong năm 2022 nhằm phát huy hiệu quả đầu tư; tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để giải ngân cho nhà thầu. Đặc biệt đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tỉnh Hậu Giang yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất các cấp và các đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng để bàn giao mặt bằng sạch, bảo đảm tiến độ thi công theo quy định. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phải phối hợp chặt chẽ với địa phương nơi có đất thu hồi, bằng nhiều hình thức đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường và hỗ trợ, tái định cư cũng như mục đích, ý nghĩa của dự án tới các đối tượng có đất bị thu hồi, trước hết là cán bộ, đảng viên, quần chúng gương mẫu nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước để kịp thời tạo quỹ đất sạch thực hiện triển khai dự án. |