【kết quả trận đấu mỹ】Sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp: Nhiều vấn đề nóng
Vì sao phải sửa Luật Đầu tư,ửađổiLuậtĐầutưvàLuậtDoanhnghiệpNhiềuvấnđềnókết quả trận đấu mỹ Luật Doanh nghiệp? | |
Sửa Luật Đầu tư: DN trông chờ bước đột phá mới |
Đề xuất bỏ Luật Doanh nghiệp
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, nội dung sửa đổi qua 3 năm thi hành luật là khá nhiều với dự kiến sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ tổng cộng 75 điều luật trên tổng số 289 điều của 2 Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (kể cả việc thay thế cụm từ) và 9 Luật khác. Tuy nhiên, việc sửa đổi lần này không phải là đổi mới mà chủ yếu là sửa sai.
Cụ thể, theo ông Đức, tại Điểm b, khoản 1, Điều 1 của Dự thảo Luật Doanh nghiệp đã bổ sung giải thích: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” là lấy lại nguyên văn từ quy định tại khoản 2, Điều 4 về giải thích từ ngữ tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã bị bỏ đi trong Luật năm 2014.
Vì vậy, ông cho rằng, nếu việc sửa đổi còn luẩn quẩn, không rõ mục tiêu, sẽ dẫn đến nguy cơ còn phải sửa đổi nhiều nữa. Ví dụ, doanh nghiệp nhà nước từ chỗ là 100% vốn nhà nước, sang trên 50% theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, rồi đổi 100% theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và giờ lại định quay về trên 50% (khoản 2, Điều 2 Dự thảo Luật). Do đó, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO kiến nghị phải bắt tay vào chuẩn bị sửa đổi lớn, viết lại Luật Doanh nghiệp, thay đổi một cách căn bản về quan điểm.
Cho ý kiến đối với dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư, Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh, cốt lỗi của Luật Đầu tư là danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh, gắn với kinh doanh. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh vốn được quy định trong các Luật Doanh nghiệp trước đây.
Vì vậy, ông kiến nghị bỏ Luật Đầu tư, đồng thời chuyển mục ngành, nghề cấm và đầu tư kinh doanh có điều kiện quay lại Luật Doanh nghiệp."Đương nhiên, mọi hoạt động đầu tư đều phải thực hiện các luật liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy chữa cháy... Đầu tư của doanh nghiệp là quyền tự chủ của doanh nghiệp, còn đầu tư của Nhà nước thì phải theo Luật Đầu tư công. Do vậy, chuyển những nội dung cần thiết về đầu tư sang Luật Doanh nghiệp, có thể thêm một chương về đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài", ông đề xuất.
Làm rõ khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Được coi là vấn đề khá nóng trong sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư lần này, nhiều ý kiến cho rằng việc chưa làm rõ khái niệm thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)? Số vốn bao nhiêu thì được gọi là doanh nghiệp FDI đã gây nên sự chồng chéo cho các nhà đầu tư và cả cơ quan cấp phép khi thực hiện thủ tục cấp phép đầu tư.
Dự thảo luật Doanh nghiệp và Đầu tư sửa đổi sẽ tập trung vào việc đơn giản hoá thủ tục gia nhập thị trường, giảm chi phí tái cấu trúc doanh nghiệp. Ảnh: Xuân Thảo. |
Tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư cũng đã sửa đổi theo hướng làm rõ quy trình, thủ tục, điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp FDI. Đồng thời, phân cấp cho UBND cấp huyện chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án do hộ gia đình, cá nhân thực hiện để thống nhất với thẩm quyền quản lý đất dai của UBND cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.
Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Pháp chế Apollo Việt Nam và Đại học Anh quốc Việt Nam cho rằng, cần sửa đổi Điều 23 Luật Đầu tư về thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do Điều 23 chưa quy định rõ số vốn bao nhiêu thì được gọi là đầu tư nước ngoài. Điều 23 mới chỉ đề cập về thủ tục đầu tư khi có số vốn điều lệ từ 51% trở lên thì thực hiện theo thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, còn nếu dưới thì thực hiện theo thủ tục đầu tư trong nước. Quy định tại điều này tạo nên sự không đồng nhất, chồng chéo với các luật chuyên ngành, gây khó hiểu cho nhà đầu tư.
“Cụ thể, với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nếu là nhà đầu tư nước ngoài thành lập trường mần non thì chỉ được tuyển số học sinh Việt Nam dưới 50% và làm thủ tục đầu tư tại cơ quan cáp Sở, còn nếu là nhà đầu tư trong nước thì không bị ràng buộc bởi tỷ lệ này và làm thủ tục tại cơ quan cấp phòng. Tuy nhiên, Điều 23 lại cho phép nếu số vốn dưới 50% thì thực hiện theo thủ tục đầu tư trong nước. Do vậy, sự không rõ ràng này dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh là nhà đầu tư nước ngoài có số vốn điều lệ dưới 50% sẽ làm thủ tục đầu tư trong nước và hưởng điều kiện của nhà đầu tư trong nước, trong khi đó theo WTO, Việt Nam chưa mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục mầm non”, bà Dung phân tích.
Bên cạnh đó, cũng theo bà Dung, việc áp dụng Điều 32 của Luật Đầu tư tại các tỉnh thành phố có khác nhau, ví dụ ở một số tỉnh thì cứ dự án đầu tư nước ngoài là phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh. Do vậy, để làm rõ khi tham chiếu áp dụng cần quy định rõ UBND cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền cấp chủ trương đối với dự án đầu tư nào.
(责任编辑:La liga)
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·ESCAP luôn coi trọng quan hệ đối tác với Việt Nam
- ·Phát triển ngành đường sắt: Cần cả cơ chế và nguồn lực
- ·Vun đắp và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững
- ·Công bố kết luận thanh tra tuyển dụng, bổ nhiệm tại Bắc Ninh
- ·Brazil coi trọng vị thế của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·Đã kỷ luật 9 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tuyên giáo
- ·Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa
- ·Ngoại trưởng Mỹ chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Kiên quyết khắc phục 'bệnh' lười học nghị quyết, học đối phó
- ·‘Đậm đà’ thêm chế tài để tăng hiệu quả thực hiện kiến nghị kiểm toán
- ·Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy làm Phó chủ tịch Đà Nẵng
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam