【mu bs】Hội thảo quốc tế về tình hình Biển Đông tại Nghị viện châu Âu

作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 05:04:30 评论数:

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: TTXVN)

Hội thảo quy tụ được đông đảo các diễn giả là những chuyên gia về khu vực bao gồm các luật gia,nh hmu bs giáo sư, nhà ngoại giao đến từ các nước như Anh, Bỉ, Đức, Italy, Mỹ, Pháp và Thụy Sĩ đã trình bày tham luận về tình hình địa chính trị hiện nay, các vấn đề về luật quốc tế có liên quan, ứng xử của các bên ở Biển Đông và một số gợi ý chính sách đối với EU.

Tại hội thảo, nhiều diễn giả nhận định thời gian qua đã có những thay đổi liên quan khu vực Biển Đông như các chính sách về đánh bắt cá, bảo vệ môi trường, xây dựng bồi đắp làm thay đổi hạ tầng ngoài khơi. Các diễn giả coi đây là dịp để đánh giá tình hình, nhất là phản ứng và hành động của các bên liên quan sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) hồi tháng 7-2016, đồng thời, đưa ra nhiều giải pháp giải quyết tình hình căng thẳng tại khu vực Biển Đông và đều nhất trí quan điểm luật pháp quốc tế phải là cơ sở cho mọi giải pháp.

Giáo sư Erik Franckx, Đại học Tự do Brussels, Bỉ, đề cập đến việc Trung Quốc không chấp nhận trong khi nhiều nước liên quan khác bày tỏ hoan nghênh phán quyết của PCA. Lần đầu tiên PCA đã đưa ra một phán quyết làm rõ các vấn đề về ứng dụng, giải thích Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Theo giáo sư, dù Trung Quốc vẫn giữ lập trường chống lại phán quyết, nhưng hành động sẽ bớt quyết liệt hơn. Giáo sư mong muốn các bên đối thoại song phương để tìm ra giải pháp cùng chấp nhận được, không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ. Ông cũng cho rằng để lập lại trật tự hành xử trên Biển Đông, các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, cụ thể là theo điều 121 trong UNCLOS 1982, và đây là một sự khởi đầu tốt để các nước có một khuôn khổ luật pháp giúp giải quyết tranh chấp. Ông tin rằng phán quyết trọng tài sẽ hữu ích cho tất cả các bên và có vai trò rất quan trọng.

Đề cập đến một số vấn đề mang tính khoa học liên quan đến khu vực Biển Đông, nhất là trong quản lý khu vực đáy biển. Giáo sư James Borton, Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Nam Carolina của Mỹ, mang tới tham luận "Quản lý các xung đột ngoài biển tại Biển Đông: Khi chính sách gặp gỡ với khoa học." Ông khẳng định ngày nay đã có các phương tiện tin cậy để đánh giá và đo lường sự tác động tới môi trường của các hoạt động xây dựng, bồi đắp cùng tình trạng hủy hoại các rạn san hô do việc nạo vét đang diễn ra ở Biển Đông gây ra. Việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tái tạo nguồn cá. Nghiên cứu của giáo sư Borton chỉ ra rằng số lượng các loài cá đã giảm đến 50%, trữ lượng giảm từ 70 đến 95% so với những năm đầu thập kỷ 60 trong khi các ngư trường đánh bắt bị thu hẹp rõ rệt. Giáo sư đề xuất kết hợp chính sách với khoa học để giải quyết những vấn đề tồn tại ở Biển Đông như thành lập một "Ủy ban xanh" của Biển Đông qui tụ các nhà khoa học biển từ các nước trong vùng. Cùng với đó, ông gợi ý khoanh vùng và xác định các khu vực biển để bảo vệ nhằm duy trì hệ sinh thái và lấy lại môi trường như trước đây. Ngoài ra, cần có sự trao đổi với Chương trình bảo vệ đại dương của Liên hợp quốc để thúc đẩy dự thảo Hiệp ước về đại dương với các quy định và quy tắc mới cho cả các khu bảo tồn biển ngoài khơi.

Ông Christian Lechervy, Đại sứ, Thư ký thường trực về khu vực Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, đề xuất quản lý các thách thức về ngắn và trung hạn tại Biển Đông thông qua 3 công cụ. Đó là duy trì đối thoại thường xuyên Á- Âu cùng diễn đàn EU-ASEAN và một cơ chế đối thoại hẹp hơn giữa các nước trong ASEAN với nhau hoặc với Nhật Bản hay Mỹ. Đặc biệt tại Nghị viện châu Âu, ông Lechervy nhấn mạnh đến mô hình đối thoại giữa nghị viện với nghị viện. Theo tác giả, mô hình đối thoại giữa Nghị viện châu Âu và Hội đồng liên Nghị viện ASEAN với các kinh nghiệm quản lý của EU cần được phát huy hơn nữa. Việc ổn định và phát triển kinh tế của khu vực Biển Đông sẽ đóng góp cho tăng trưởng chung của kinh tế thế giới, đó cũng chính là lý do thúc đẩy EU gắn bó với mục tiêu duy trì ổn định trong không gian biển chiến lược này.

Đây là cuộc hội thảo về Biển Đông được Quỹ Gabriel Péri tổ chức lần thứ 3. Hai lần trước diễn ra vào các năm 2012 và 2015, đều được tổ chức tại Pháp.

最近更新