| Sự chủ động vào cuộc ngay từ đầu năm đã giúp Ngân hàng Chính sách xã hội có được những kết quả tốt, đóng góp cho thành quả chung của đất nước. |
Ngay từ đầu năm 2024, ban lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sớm đặt ra các mục tiêu hoạt động trên cơ sở bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Quốc hội và Chính phủ. Theo đó, các phương hướng của NHCSXH đã tập trung vào nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Sự vào cuộc chủ động quyết liệt đã mang lại những kết quả ban đầu. Cụ thể, đến 31/3/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt trên 371 nghìn tỷ đồng, tăng 19.830 tỷ đồng (tương ứng tăng trưởng 5,6%) so với 31/12/2023. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 45.408 tỷ đồng, tăng 6.234 tỷ đồng (tăng 15,9%). Doanh số cho vay đạt 28.219 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 340.171 tỷ đồng, tăng 8.247 tỷ đồng (tăng 2,5%) so với 31/12/2023, với hơn 6,8 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ. Nợ quá hạn và nợ khoanh vẫn kiểm soát ở mức rất thấp chỉ với 1.929 tỷ đồng, chiếm 0,57%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn 630 tỷ đồng, chiếm 0,19% tổng dư nợ. Trong quý I/2024, NHCSXH đã thực hiện đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được giải ngân kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những thành quả đạt được của NHCSXH trong quý I/2024 đã tiếp tục nối tiếp chặng đường mà ngân hàng đã đi qua trong nhiều năm qua, đặc biệt có sự đóng góp trong kết quả năm 2023. Cụ thể tính đến cuối năm 2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của cả nước đạt trên 346.000 tỷ đồng. Đây là cơ sở để năm 2023 NHCSXH cho vay được trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 108.044 tỷ đồng. Đến hết năm 2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 332.000 tỷ đồng, với 6,8 triệu khách hàng vay. Chất lượng nợ tiếp tục được duy trì ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,57% trên tổng dư nợ; trong đó, nợ quá hạn chiếm 0,16%, nợ khoanh chiếm 0,41%. Với vai trò là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước, đặc biệt hướng đến nâng cao mặt bằng cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, sự hoạt động hiệu quả của NHCSXH đã đóng tích cực vào thành quả chung trong sự phục hồi toàn diện của nền kinh tế đất nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 đạt được tăng trưởng tốt với tốc độ 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những động lực quan trọng đóng góp vàng tăng trưởng với tỷ trọng đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Chất lượng nợ tiếp tục được duy trì ổn định Đến hết năm 2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 332.000 tỷ đồng, với 6,8 triệu khách hàng vay. Chất lượng nợ tiếp tục được duy trì ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,57% trên tổng dư nợ; trong đó, nợ quá hạn chiếm 0,16%, nợ khoanh chiếm 0,41%. |
|