【nhận định lecce】“Dân vận khéo” cần mang lại hiệu quả thực chất, tránh dàn trải, manh mún
(HG) - Sáu tháng đầu năm,ậnkhocầnmanglạihiệuquảthựcchấttrnhdntrảnhận định lecce hạn chế của công tác dân vận là nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến phản ánh của Nhân dân tuy có đổi mới nhưng từng lúc chưa kịp thời; lực lượng cán bộ không chuyên trách ở cơ sở phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nhưng mức trợ cấp được hưởng còn thấp, có một số trường hợp xin nghỉ việc, bỏ việc; việc tập hợp sinh hoạt đoàn viên, hội viên chưa đạt yêu cầu do nhiều trường hợp đi làm ăn xa…
Ông Trần Văn Huyến (đứng), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Chiều ngày 19-7, tại huyện Vị Thủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đến dự.
Đại biểu phát biểu ý kiến thảo luận tại hội nghị.
Chỉ đạo tại hội nghị, ông Trần Văn Huyến cho biết, trong thành tựu phát triển ấn tượng của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay có đóng góp quan trọng của công tác dân vận. Nổi bật là hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, truyền tải các quan điểm chỉ đạo, chính sách phát triển của tỉnh đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, hệ thống dân vận còn làm tốt công tác tham mưu nâng cao hiệu quả việc nắm tình hình trong Nhân dân. Đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ngày càng đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, đúng theo tinh thần “Hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất”.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Trần Văn Huyến yêu cầu hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục truyền tải các chủ trương, định hướng chỉ đạo, các văn bản, chính sách phát triển của tỉnh đến các tầng lớp nhân dân. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần thực hiện tốt vai trò đại diện quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lưu ý việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” cần mang lại hiệu quả thực chất, tránh dàn trải, manh mún. Hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp tiếp tục tham mưu làm tốt việc tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với các giai tầng trong xã hội, trong đó chú ý giám sát việc trả lời ý kiến, kiến nghị của người dân. Đồng thời, phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận đảm bảo về năng lực, bản lĩnh, kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ…
6 tháng đầu năm, công tác dân vận có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, phát huy rõ nét vai trò của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Nhất là việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân theo nhóm đối tượng, nhóm vấn đề được người dân quan tâm tại địa phương. Qua đó giúp cấp ủy, chính quyền nắm bắt được những vấn đề bức xúc, nổi cộm trên địa bàn, kịp thời điều chỉnh các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành và đã kịp thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm những đề xuất, kiến nghị của Nhân dân; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng các tầng lớp nhân dân, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng và đánh giá cao.
Cùng với đó, công tác dân vận của cơ quan Nhà nước, QCDC ở cơ sở được quan tâm chỉ đạo sâu sát, việc triển khai thực hiện khá toàn diện và đồng bộ. Phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” từng bước được thể chế hóa và đi vào cuộc sống; công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội về thực hiện dân chủ ở cơ sở được chú trọng và đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Đồng thời, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức luôn có ý thức phấn đấu rèn luyện đạo đức công vụ, hết lòng phục vụ Nhân dân.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Kết quả, toàn tỉnh đăng ký thực hiện 1.432 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực. Thông qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần tích cực vào phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội ở các địa phương.
Tin, ảnh: TRƯỜNG SƠN