【ltd hom nay va ngay mai】Đã đến lúc Việt Nam áp dụng thuế hỗn hợp với đồ uống có cồn
Việt Nam chủ động áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024 Tính toán áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp TTĐB đối với thuốc lá Đại biểu Quốc hội: Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới |
Phương pháp tính thuế tương đối không mang lại hiệu quả mong muốn trong việc giảm tiêu thụ sản phẩm rượu bia. |
7 nhóm chính sách cần hoàn thiện
Từ năm 2008 đến nay, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, đã đi vào cuộc sống và tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội.
Tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật trong tháng 7/2023, Chính phủ đã cơ bản thống nhất với 7 nhóm chính sách cần hoàn thiện khi xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) gồm: đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; căn cứ tính thuế; giá tính thuế; thuế suất; hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt và hoàn thiện quy định về điều khoản thi hành.
Đối với chính sách về căn cứ tính thuế và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính xây dựng phương pháp tính thuế hỗn hợp (thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối) đối với rượu, bia theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế; xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Liên quan đến phương pháp tính thuế, các chuyên gia đồng tình với việc áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe như rượu, bia.
Chia sẻ thông tin nghiên cứu về tính khả thi của mô hình thuế hỗn hợp đối với thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, bà Đặng Ngọc Hương, Tiểu ban Rượu vang và rượu mạnh, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, trước đây, phương pháp thuế tương đối là phù hợp với Việt Nam vì ưu điểm là tự động điều chỉnh theo lạm phát, giảm thiểu việc điều chỉnh thuế thường xuyên; thuận lợi cho việc thu và quản lý thuế. Tuy nhiên, thuế tương đối không mang lại hiệu quả mong muốn trong việc giảm tiêu thụ sản phẩm và có thể hướng người tiêu dùng đến việc tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp, bất hợp pháp. Thực tế cho thấy, lượng tiêu thụ cồn của Việt Nam vẫn tăng lên và tới 57% đồ uống có cồn ở Việt Nam là thuộc khu vực phi chính thức.
Theo đại diện EuroCham, thuế tiêu thụ đặc biệt hướng đến ba mục tiêu: sức khỏe người tiêu dùng, ngân sách, bảo đảm công bằng giữa các DN, tùy vào việc đặt mục tiêu nào cao hơn để Việt Nam lựa chọn mô hình thuế phù hợp. Để bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng thì thuế tuyệt đối là tốt nhất, nhưng với điều kiện của Việt Nam thì chưa nên áp dụng vì có thể gây khó khăn cho DN nội địa, theo đó cần một bước chuyển, đó là mô hình thuế hỗn hợp và mô hình này khả thi trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.
Đến lúc áp dụng thuế hỗn hợp với đồ uống có cồn
Theo TS. Đặng Thị Thu Hoài, Trưởng ban Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), không phải ngẫu nhiên các nước phát triển áp dụng mô hình thuế hỗn hợp. Theo đại diện CIEM, đơn vị đã có một số nghiên cứu về vấn đề này và kết quả nghiên cứu cho thấy đã đến lúc Việt Nam áp dụng thuế hỗn hợp với đồ uống có cồn thay cho thuế tương đối hiện nay, vấn đề quan trọng là điều kiện và cách thức triển khai cụ thể như thế nào. Dẫn kết quả nghiên cứu của CIEM về hiệu quả của thuế hỗn hợp, TS. Đặng Thị Thu Hoài cho biết, áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp sẽ khiến giá sản phẩm rượu ở phân khúc cao cấp rẻ hơn tương đối so với chính nó nếu áp thuế tương đối. Như vậy, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng nhóm sản phẩm đồ uống có cồn với chất lượng tốt hơn, hạn chế việc sử dụng các sản phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm… và do đó tăng thêm nguồn thu ngân sách từ khu vực đồ uống có cồn chính thức. Kết quả ước lượng cho thấy, thuế hỗn hợp giúp tăng thu ngân sách khoảng 25% so với thuế tương đối.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho biết, xu hướng áp dụng thuế hỗn hợp với đồ uống có cồn đã rõ bởi đây là phương pháp tiên tiến của thế giới. Hơn nữa, Quyết định số 508/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 20230 đã yêu cầu nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mới đây, Nghị quyết số 115 của Chính phủ đã định hướng vấn đề này. Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh, việc áp dụng thuế hỗn hợp phải có lộ trình cụ thể và công khai để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất.
Theo các chuyên gia, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) khi được ban hành sẽ tác động mạnh đến hành vi của người tiêu dùng cũng như hoạt động của doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Do đó, việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt kỳ vọng sẽ phát huy cao hơn nữa vai trò với đời sống, kinh tế - xã hội; bảo đảm môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi; hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật trong tháng 7/2023, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội; trình Quốc hội cho ý kiến luật này tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). |
下一篇:Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
相关文章:
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Phát triển doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng cạnh tranh tích cực, tiếp cận chuẩn mực quốc tế
- Tọa đàm: 'Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt'
- Singapore dẫn đầu về đầu tư vốn FDI vào Việt Nam
- Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- Tăng cường kiểm tra hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID
- Bộ Y tế: Gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 32 vaccine và sinh phẩm
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: 27 năm xây dựng và phát triển vì sự nghiệp an sinh xã hội
- Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- Thông tin mới nhất về việc giảm thêm thuế đối với xăng dầu
相关推荐:
- Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam: Dấu ấn 20 năm phát triển
- CPI tháng 10 tăng 0,15%
- Phó Thủ tướng yêu cầu tính toán giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT với xăng dầu
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Yêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động
- Từ 1/4/2022, không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó với mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ
- Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- Tôn vinh đóng góp của đội ngũ báo chí khoa học và công nghệ
- Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- Nhận định, soi kèo Al
- Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- Ðại tá từ du kích
- Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'