发布时间:2025-01-10 22:49:16 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Trước khi ký EVFTA,ươngmạiViệtNamvẫncótriểnvọnglạkết quả bóng đá chivas thương mại Việt Nam với EU như thế nào? | |
Infographics: Tổng quan thương mại Việt Nam- Trung Quốc | |
Thương mại Việt Nam-Trung Quốc sụt giảm 2 tháng đầu năm | |
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động ra sao lên tỷ giá và thương mại Việt Nam? |
Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh: N.H |
Tính đến giữa tháng 6/2019, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 7,1% so với cùng kỳ năm trước, mức khá thấp trong các năm trở lại đây. Theo đánh giá của Rồng Việt, trong năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu có thể chỉ đạt 8% so với năm 2018 và thấp hơn mức tăng trưởng GDP danh nghĩa, lần đầu tiên trong thập kỷ qua.
Cán cân thương mại của Việt Nam đã chuyển sang trạng thái thâm hụt trong 5 tháng đầu năm 2019, đối lập với mức thặng dư 3 tỷ USD cùng kỳ. Mặc dù các chuyên gia đánh giá tình trạng thâm hụt trên chỉ diễn ra trong ngắn hạn và cán cân thương mại cả năm vẫn sẽ thặng dư. Nhưng so với con số 7 tỷ USD đạt được trong năm 2018, mức sụt giảm thực sự sẽ rất mạnh.
Tuy nhiên, bất chấp sự suy yếu hiện tại, các chuyên gia của Rồng Việt vẫn lạc quan về triển vọng thương mại của Việt Nam so với các nước trong khu vực. “Những cơ hội vẫn 'có sức nặng' hơn so với các thách thức” – báo cáo của Rồng Việt đưa ra nhận định.
Về cơ hội, Việt Nam, điểm giao thoa giữa hai chiến lược “Trung Quốc +1” và “Làn gió phương nam” của Hàn Quốc, đang đứng trước thời cơ “thập kỷ có một” để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự dịch chuyển sản xuất và đơn hàng xuất khẩu tại một số ngành nghề nhất định từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Hơn thế nữa, Việt Nam đang đứng trước cơ hội từ hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA) vừa ký kết, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ. Chính phủ Việt Nam tỏ rõ nỗ lực nhằm thúc đẩy và ký kết thỏa thuận trên. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Lao động (sửa đổi). Theo đó tán thành việc tham gia Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể và giải quyết điểm nghẽn trong quá trình thương thảo EVFTA.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020 và GDP của Việt Nam tăng thêm 2,2 - 3,3% giai đoạn 2019-2023. Các hiệp định thương mại mới ký kết, CPTPP và EAEU, sẽ tiếp tục mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tại các thị trường khá mới mẻ.
Ngoài ra, các chuyên gia của Rồng Việt cũng đề cập tới những cơ hội xuất khẩu ngắn hạn trong khu vực như nhu cầu nhập khẩu sắt thép từ Campuchia hay gạo từ Phillippines. Trong năm 2018, việc Indonesia tăng cường nhập khẩu gạo do ảnh hưởng từ bão lũ góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lên trên 3 tỷ USD.
Tuy nhiên, cho đến khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ cần giải pháp của riêng mình với những thách thức lớn gồm tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và xu hướng “khu vực hóa” trong chuỗi giá trị toàn cầu. IMF, WB hay ADB đều dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm tốc trong năm 2019. Động lực tăng trưởng chính trong các năm qua là Trung Quốc đang suy yếu và đang chật vật giữ mức tăng trưởng trên 6%/năm. Điều này đang được phản ánh trực tiếp dựa trên số liệu tăng trưởng thương mại âm của các trung tâm sản xuất lớn như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, xu hướng khu vực hóa ngày càng gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Giá trị giao dịch thương mại nội khu đã tăng 2,7% kể từ năm 2013, đặc biệt tại châu Á và EU-28. Các doanh nghiệp yêu cầu nhà cung cấp giao hàng phù hợp thời gian sản xuất. Theo McKinsey, việc sản xuất hàng may mặc ngay tại Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico để cung cấp cho thị trường châu Âu và Bắc Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ tới.
相关文章
随便看看