Lực lượng CNTT của Tổng cục Hải quan,ệthốngquảnlýhảiquantựđộngĐộtphávềphươngthứcquảnlýkèo bóng đá truc tuyen Cục Hải quan Hải Phòng và DN phần mềm đối tác kiểm tra việc kết nối hệ thống CNTT của DN kinh doanh cảng với cơ quan Hải quan để triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng. Ảnh: T.Bình. Lớn nhất kể từ VNACCS/VCIS Những ngày cuối quý III/2018, toàn Ngành đang dốc sức triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động, phấn đấu hoàn thành cơ bản vào 30/9/2018. Hơn một năm qua kể từ ngày triển khai tại đơn vị đầu tiên là cảng Tân Vũ (Hải Phòng, vào 15/8/2017), những CBCC làm trong lĩnh vực CNTT toàn Ngành vẫn đang mải miết để có thể phủ sóng Hệ thống này trên phạm vi cả nước. Tôi tìm gặp Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành vào ngày đầu tháng 8 để tìm thêm thông tin cho bài viết. Là đơn vị chủ công trong triển khai Hệ thống, guồng quay công việc những ngày này tại đơn vị càng diễn ra gấp gáp khi đích đến gần kề. Phó Cục trưởng Lê Đức Thành là một trong những người có thâm niên, kinh nghiệm và trực tiếp triển khai nhiều chương trình ứng dụng CNTT của Ngành. Anh tâm sự: Hệ thống quản lý hải quan tự động là chương trình ứng dụng CNTT lớn nhất toàn Ngành trong vài năm gần đây kể từ sau khi hoàn thành Hệ thống VNACCS/VCIS (quý II/2014). Hệ thống quản lý hải quan tự động làm thay đổi căn bản phương thức quản lý, giám sát hải quan. “Chúng ta có thể hình dung, VNACCS/VCIS giúp thực hiện thông quan tự động nhanh chóng, còn Hệ thống quản lý hải quan tự động giúp việc giám sát, quản lý các lô hàng XNK một cách nhanh chóng, tiện lợi và theo suốt được lịch sử vận chuyển lô hàng trong quá trình chịu sự giám sát hải quan thông qua phương thức điện tử thay cho cách thức thủ công của công chức hải quan trước đây”- ông Lê Đức Thành chia sẻ. Dù có nhiều kinh nghiệm, năng lực nhưng quá trình thực hiện Hệ thống, lực lượng CNTT gặp phải không ít khó khăn, trở ngại. Bởi, so với VNACCS/VCIS, việc phát triển Hệ thống chỉ tập trung vào phía cơ quan Hải quan, các DN XNK ít phải nâng cấp, thay đổi hệ thống. Nhưng với Hệ thống quản lý hải quan tự động, đây là lần đầu tiên ngành Hải quan phải xây dựng một hệ thống kết nối với nhiều đối tượng DN khác nhau như: Kinh doanh kho, bãi, cảng ở cảng biển; kho hàng không; hãng tàu, hãng hàng không; DN XNK… “Trong khi đó, hệ thống CNTT của nhiều DN rất hạn chế, việc xây dựng, nâng cấp theo chuẩn để kết nối với hệ thống của cơ quan Hải quan mất rất nhiều thời gian. Một số DN có hệ thống CNTT tốt nhưng lại không đáp ứng theo chuẩn kết nối với cơ quan Hải quan… Có thể nói đây là phần việc lớn và nặng nề nhất”- ông Lê Đức Thành tâm sự. Suốt quá trình triển khai vừa qua, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho lực lượng CNTT là thường xuyên rà soát, đánh giá, cập nhật và hoàn thiện phần mềm đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng; xây dựng chuẩn về định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan Hải quan và DN kinh doanh kho, bãi, cảng, địa điểm chịu sự giám sát hải quan. Lợi ích 4 bên Thực tế triển khai tại Cục Hải quan Hải Phòng (đơn vị triển khai đầu tiên và hoàn thành phủ sóng trên toàn địa bàn từ đầu năm 2018) cho thấy, Hệ thống đã mang lại hiệu quả lớn trong cải cách, hiện đại hóa hải quan. Đối với cơ quan Hải quan, Hệ thống được kết nối tự động với các hệ thống CNTT nghiệp vụ giúp nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát. Nhờ đó đã quản lý được toàn bộ diễn biến của hàng hóa XNK tại khu vực cảng, kho, bãi và lịch sử lô hàng từ khi vào Việt Nam. Hệ thống cũng giúp loại bỏ triệt để các tác nghiệp thủ công, sử dụng văn bản giấy trong một số công đoạn nghiệp vụ của công chức. Vì vậy, cơ quan Hải quan tập trung lực lượng cho giám sát, kiểm soát đối với những lô hàng, DN trọng điểm có rủi ro cao, tránh việc kiểm tra, kiểm soát tràn lan, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro... Một ý nghĩa thiết thực khác là góp phần tinh gọn, tinh giản về tổ chức, biên chế, nhưng vẫn nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình hoạt động theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII. Với DN kinh doanh cảng, kho, bãi, Hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình trạng cấp phép thông quan (từ cơ quan Hải quan) với từng lô hàng, từng container, để giảm thiểu rủi ro trong thực hiện thủ tục giao, nhận hàng so với thực hiện bằng chứng từ giấy; có thể thực hiện chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ giao nhận hàng hóa đảm bảo nhanh chóng, chính xác, khoa học và minh bạch; nâng cao uy tín, tăng khả năng tiếp nhận, khai thác hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đối với DN XNK, Hệ thống trao đổi thông tin và xử lý dữ liệu 24/24 giờ giúp DN hoàn toàn chủ động kế hoạch giao nhận hàng hóa tại cảng, không phụ thuộc vào thời gian làm việc của cơ quan Hải quan. Mặt khác, cắt giảm thủ tục xuất trình chứng từ giấy để cơ quan Hải quan kiểm tra, xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát. Theo ghi nhận, điều này giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục giao nhận hàng từ 5 đến 7 lần so với trước đây, cùng với đó là cắt giảm về chi phí đi lại để giải quyết thủ tục đưa hàng ra, vào khu vực cảng. Đối với hãng tàu và đại lý hãng tàu, nhờ việc giải phóng hàng hóa nhanh chóng nên thời gian quay vòng sử dụng vỏ container được rút ngắn, hỗ trợ DN tăng khả năng khai thác, nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải quốc tế. Bài học tạo đồng thuận từ doanh nghiệp Trao đổi với phóng viên, Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Tiến Lộc chia sẻ, có 4 nguyên nhân quan trọng tạo sự thành công trong triển khai Hệ thống là: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan; quyết tâm chính trị của tập thể lãnh đạo và CBCC trong toàn đơn vị; tạo được nhận thức chung và sự đồng thuận, hợp tác của tất cả các bên đối tác, đặc biệt là các DN kinh doanh cảng, kho, bãi và sự phối hợp tương tác của DN kinh doanh XNK; sự phối hợp hiệu quả của các vụ, cục chức năng thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan. Trong đó, cái khó nhất là tạo được sự chuyển biến về nhận thức của các DN kinh doanh kho, bãi, cảng, hãng tàu để từ đó phối hợp với cơ quan Hải quan triển khai Hệ thống. Thực tế theo ghi nhận của phóng viên, quá trình triển khai tại Hải Phòng, Cục trưởng và lãnh đạo Cục phải trực tiếp, thường xuyên làm việc với lãnh đạo các DN kinh doanh kho, bãi, cảng để đưa ra những cam kết cụ thể về lộ trình triển khai. Khi có được sự đồng thuận từ DN, việc triển khai Hệ thống sẽ đảm bảo tiến độ, hiệu quả. |