【đọc kèo tài xỉu bóng đá】Gian nan khắc phục “thẻ vàng"

[La liga] 时间:2025-01-26 00:59:55 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:122次
gian nan khac phuc the vangKhắc phục “thẻ vàng”: Trên quá “nóng” mà dưới còn “lạnh”
gian nan khac phuc the vangThứ trưởng Bộ NN&PTPNT: Không làm xấu hơn tình hình "thẻ vàng”
gian nan khac phuc the vangTuyển thủ Việt Nam dính thẻ vàng có bị treo giò ở chung kết lượt về?ắcphụcthẻvàđọc kèo tài xỉu bóng đá
gian nan khac phuc the vangThẻ vàng thủy sản: Chuẩn bị mọi điều kiện để đoàn EU giám sát
gian nan khac phuc the vang
Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”. Ảnh: S.T.

Nhức nhối tàu cá vi phạm

Theo Bộ NN&PTNT, sau khi EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác hải sản của Việt Nam, cả hệ thống chính trị cùng toàn xã hội, cộng đồng ngư dân và DN thủy sản đã nỗ lực triển khai thực hiện các khuyến nghị, tuy nhiên, tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các nước trong khu vực biển Đông vẫn còn tiếp diễn, diễn biến phức tạp. Trong năm 2018 đã xảy ra 85 vụ/137 tàu/1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, tăng 28 vụ/46 tàu/379 ngư dân so với năm 2017. Từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra và diễn biến phức tạp với 16 vụ/26 tàu/96 ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Thiếu tướng Bùi Trung Dũng Phó Tư lệnh Cảnh sát biển đánh giá: Thời gian qua, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển các nước đánh bắt trái phép bằng công cụ mang tính huỷ diệt như lưới cào, xung điện… khá nhức nhối. Mới đây, Thái Lan đã tổ chức hội nghị với chủ đề đánh bắt trái phép của các nước. Trong đó, riêng của Việt Nam, vi phạm tàu cá của bà con ngư dân ghi nhận thường xuyên ở các vùng biển Indonesia, Philippines, Thái Lan. Đặc biệt, đáng báo động nhất là tình trạng đánh bắt trái phép của tàu cá Việt Nam tại Indonesia và Malaysia.

Thiếu tướng Bùi Trung Dũng chia sẻ thêm: "Năm 2017, Cảnh sát biển Việt Nam phải 2 lần đón ngư dân do Indonesia bắt giữ vì hành vi khai thác hải sản trái phép tại vùng biển quốc gia này. Lần 1 nước này trao trả 700 ngư dân và lần 2 là 300 ngư dân. Đáng chú ý, nhiều ngư dân vẫn tiếp tục tái phạm. Hiện nay, phía Indonesia cũng đang rất quyết liệt xử lý hành vi đánh bắt trái phép. Lực lượng thực thi pháp luật, trong đó có Hải quân và Cảnh sát biển sử dụng cả hình thức phạt tù hoặc thậm chí bắn tàu. Ở Malaysia, một số ngư dân sang đánh bắt trái phép bằng cách làm giả biển số tàu của nước này. Tuy nhiên, nước bạn đã có cách phát hiện, bắt rất nhiều ngư dân, giữ phương tiện. Chính phủ Malaysia rất quan tâm và đưa ra Quốc hội vấn đề này".

"Mạnh tay" xử lý

Từ góc độ địa phương, ông Trần Châu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay: Hiện nay, số tàu cá Bình Định vi phạm tại vùng biển nước ngoài đã giảm đáng kể. Năm 2017, Bình Định có gần 30 trường hợp, song năm 2018 chỉ còn 22 trường hợp và trong quý I/2019 chỉ có 2 tàu cá vi phạm. Tuy nhiên, mấu chốt hiện nay là hình thức xử phạt còn quá nhẹ. Sau khi vi phạm trên vùng biển nước ngoài, bị bắt, thậm chí các thuyền viên còn được địa phương đứng ra đàm phán, hỗ trợ kinh phí để trở về. "Việt Nam bảo hộ công dân quá mức khiến họ xem thường pháp luật. Đây là hình thức vượt biên trái phép. Nếu không có biện pháp xử lý mạnh tay thì vi phạm còn tái diễn, không thể chấm dứt 100%. Tôi đề nghị đối với trường hợp vi phạm, phía Việt Nam không bỏ tiền ra để đền bù thiệt hại mà nước bạn yêu cầu, cũng không cử người đi đón trở về", ông Châu nhấn mạnh.

Về vấn đề này, Thiếu tướng Bùi Trung Dũng nêu quan điểm: Ngư dân không quan trọng việc đánh bắt ở đâu bởi chỉ được thuê để kiếm tiền. Quan trọng là các đối tượng tổ chức cho bà con ngư dân đi, biết vi phạm mà vẫn làm. "Cần tổ chức đấu tranh mạnh hơn. Ở địa phương là Sở NN&PTNT và lực lượng Biên phòng tại các cảng, Công an địa phương. Ngoài biển có Cảnh sát biển và lực lượng Hải quân. Hồ sơ vi phạm có thể lập để chuyển về cho cơ quan Công an. Phải đấu tranh về mặt hình sự để bắt, xử lý, góp phần răn đe bên cạnh cạnh yếu tố giáo dục, thuyết phục", Thiếu tướng Bùi Trung Dũng nói.

Xung quanh câu chuyện lý tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài, ông Lê Văn Sử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng: Nên xử phạt rất nặng đối với thuyền trưởng để đảm bảo biện pháp răn đe bởi thuyền trưởng là đối tượng nắm rõ có vi phạm mà vẫn làm. Tuy nhiên, khâu xử lý cần cân nhắc đối với ngư dân, tuỳ vào mức độ điều tra của cơ quan chức năng.

Ngoài việc xử lý các tàu cá vi phạm, ông Sử đặc biệt nhấn mạnh khâu quản lý tàu cá, các sản phẩm qua cảng. Theo ông Sử, tỉnh Cà Mau và một số tỉnh thực hiện nhiệm vụ này kết quả còn khiêm tốn. Về nguyên nhân, đó là bởi về cơ sơ hạ tầng, cảng cá đang sử dụng đủ tiêu chuẩn cho tàu cập bến để triển khai các hoạt động kiểm soát chưa nhiều. Với Cà Mau, số cảng cá đáp ứng chỉ khoảng 20-30% sản lượng, còn lại các tàu cập các bến tự phát khác. Ngoài ra, trình độ của ngư dân cũng còn hạn chế. "Về quản lý tàu cá qua cảng, cả báo cáo và thực tế cho thấy, nhiệm vụ này không vượt qua được thì khâu kiểm tra sắp tới của EC sẽ gặp khó khăn. Có những vấn đề từ nay đến tháng 5, khắc phục không kịp, điển hình như vấn đề cơ sở hạ tầng. Địa phương kiến nghị Bộ NN&PTNT có các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để hỗ trợ địa phương", ông Sử nói.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Trong công cuộc nỗ lực tháo gỡ "thẻ vàng" vừa qua, nhìn thẳng vào thực tế vẫn thấy có những bất cập. Có địa phương triển khai rất quyết liệt, song nhiều nơi triển khai chưa quyết liệt, đồng bộ. Các hình thức khai thác bền vững chưa phát triển. Điểm bất cập nữa là sự phối hợp giữa các đầu mối chưa chặt chẽ, nghiêm túc, chưa tạo ra sự đột phá để tạo ra nghề cá hiệu quả. "Tôi đề nghị các tỉnh triển khai nghiêm túc Công điện 732/CĐ-TTg của Thủ tướng về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định... Về Nghị định xử phạt, Tổng cục Thủy sản cần chỉ đạo, sớm cho ra đời Nghị định nhằm tập trung triển khai Luật Thủy sản 2017; tạo ra bước chuyển biến căn bản cho công tác truyền thông, tiếp tục phối hợp nội dung cả ở Trung ương lẫn địa phương. Tổng cục Thủy sản cũng cần lên kế hoạch chi tiết về nội dung thực hiện tới đây với phái đoàn phía EC,", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam (khai thác IUU) và đưa ra các khuyến nghị chính thức để Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện nhằm cải thiện công tác quản lý nghề cá.

Theo dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6/2019, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC (DG-Mare) tiếp tục sang Việt Nam kiểm tra tình hình triển khai thực hiện 4 nhóm khuyến nghị gồm: (1) Khung pháp lý; (2) Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; (3) Thực thi pháp luật; (4) Truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác (Công thư số Ares (2018) 3356871 ngày 25/6/2018).

Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”. Trường hợp bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ” thì tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm XK vào EU. Tuy nhiên, EU là thị trường tín chỉ vì vậy các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự với hàng thủy sản XK của Việt Nam.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接