Cô Bùi Thị Dung,ưhoahướngdươxem bong đá trục tuyến giáo viên Trường TH&THCS An Phú và cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Trường tiểu học Đồng Nơ, cùng huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước là 2 trong số những điển hình như thế. Ðể cuộc sống tươi sáng hơn Sinh ra trong gia đình có 4 anh chị em, nhưng cô Bùi Thị Dung lại kém may mắn khi bị khuyết cánh tay phải bẩm sinh. Khiếm khuyết, thiệt thòi hơn các anh chị em nhưng bù lại từ nhỏ cô đã rất xinh xắn, thông minh, ngoan ngoãn nên được bố mẹ và gia đình hai bên nội, ngoại hết mực thương yêu, đùm bọc, tạo mọi điều kiện tốt nhất để học tập. Nhận được sự quan tâm, ưu ái đặc biệt đó, ước mơ thi đậu vào ngành sư phạm và trở thành giáo viên là minh chứng cho nghị lực sống của cô Dung. Khuyết cánh tay phải nên mọi việc cô đều phụ thuộc vào tay trái. Đây là việc làm khó với người không thuận tay này, nhất là đối với giáo viên khi phải trình bày lên bảng. Qua thời gian dài rèn luyện, thử thách, vượt lên tất cả, giờ đây không chỉ viết thành thạo mà cô Dung còn có nét chữ đẹp, sáng tạo như chính tâm hồn cô vậy. Cô Bùi Thị Dung, giáo viên Trường TH&THCS An Phú, huyện Hớn Quản luôn tận tâm trong giảng dạy Cô Dung chia sẻ: Với những giáo viên thuận tay phải là điều rất dễ dàng, nhưng với tôi chỉ còn tay trái nên phải tập luyện từ bé. Dù vậy, khi hướng dẫn học sinh viết, tôi vẫn thường khuyên các em đừng viết tay trái theo cô. Đặc biệt, ngoài chữ viết thông thường trên bảng, trong các tiết rèn chữ, tôi thường hướng dẫn học sinh viết chữ sáng tạo để các em yêu thích chữ viết, yêu cái đẹp hơn. Ngoài dạy học, cô Dung luôn tích cực trong các hoạt động, phong trào thi đua của trường, của ngành và đạt nhiều danh hiệu cao quý do các cấp trao tặng. Đây thực sự là tấm gương sáng, tạo niềm tin cho ban giám hiệu, phụ huynh học sinh cũng như động lực phấn đấu cho đồng nghiệp.
Cô Nguyễn Bình Hòa, giáo viên Trường TH&THCS An Phú chia sẻ: Dù tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề chưa nhiều nhưng cô Dung luôn tâm huyết với nghề. Mọi công việc của trường giao cô đều hoàn thành xuất sắc và là giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện nhiều năm liền. Đặc biệt, tuy khiếm khuyết nhưng cô có ý chí, nghị lực phi thường, là tấm gương sáng để học sinh, đồng nghiệp học tập, noi theo. “So với các đồng nghiệp khác, cô Dung thiệt thòi hơn do khiếm khuyết cánh tay. Dù vậy, cô là giáo viên gương mẫu đi đầu, mọi hoạt động của trường đều hoàn thành xuất sắc. Đặc biệt, qua hơn 10 năm công tác, năm nào lớp cô phụ trách cũng có học sinh đạt xuất sắc với chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Với sự tâm huyết, trách nhiệm và nghị lực vượt khó của mình, cô luôn được các thế hệ học sinh, phụ huynh quý mến, đồng nghiệp tin yêu” - cô Đào Thị Nữ, Hiệu trưởng Trường TH&THCS An Phú cho biết. Nỗ lực phi thường Cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Trường tiểu học Đồng Nơ có hoàn cảnh khá đặc biệt. Đó là khi mới hơn 1 tuổi, cô không may ngã vào đống lửa, khiến hai bàn tay bị cháy, co rút, chỉ còn lại hai ngón bàn tay phải. Khiếm khuyết một bàn tay đã rất khó khăn, với người bị cả hai tay vất vả nhân lên gấp bội. Bởi thế, cô luôn nỗ lực cố gắng để bù đắp thiệt thòi cho những khiếm khuyết trên cơ thể. Cô đã học cách làm tất cả mọi việc. Thế rồi mọi áp lực, vất vả dần vơi đi khi thầy cô trân quý, bố mẹ thương yêu, chở che và cô bé Hiền ngày ấy đã chứng minh ý chí, nghị lực mạnh mẽ của bản thân bằng cách học thật giỏi, thi đậu vào ngành sư phạm và trở thành giáo viên tiểu học. “Khi còn nhỏ bản thân không biết tự ti, mặc cảm đâu, nhưng vào lớp 1, các bạn thấy đôi tay như vậy nên chọc ghẹo, dùng những từ ngữ làm tôi tủi thân. Lúc đó tôi không chịu đi học nữa nhưng bố mẹ động viên, thầy cô an ủi nên tiếp tục đến trường. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với cái mới, lạ, khó khăn thì sự tự ti đó lại trỗi dậy nên cứ vùi mình vào chỗ trống bất kỳ nào đó để trốn tránh. Mỗi lần như thế, bản thân tự nghĩ không thể trốn tránh mãi được mà phải chấp nhận, khắc phục khó khăn, khiếm khuyết cơ thể để vươn lên, hòa mình với cuộc sống” - cô Hiền kể về những khó khăn, mặc cảm thuở đầu đi học. Cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Trường tiểu học Ðồng Nơ, huyện Hớn Quản tận tụy với nghề Hai bàn tay bị cháy, co rút nên không chỉ khó khăn trong quá trình học tập mà khi trở thành giáo viên, cái khó đó lại nhân lên gấp bội, nhất là khi đứng trên bục giảng. Cô Hiền chia sẻ: Cái gì mới đối với mình đều khó, nhưng có lẽ cái khó, sự lo lắng, hồi hộp nhất là lần đầu tiên đi dạy tiết tập sự. Bước vào lớp, học sinh mới gặp cô không chịu học mà cứ chăm chú nhìn tay cô và chọc ghẹo. Tuy nhiên, bằng sự hiểu biết, khéo léo truyền đạt, dẫn dắt nên các em dần yêu mến, quý trọng cô và hòa nhập học tập tốt giống như những giáo viên khác, lớp học khác. Mọi khó khăn, vất vả của cô giáo khiếm khuyết đôi bàn tay rồi cũng vượt qua, nhường chỗ cho sự thành công và hạnh phúc từ tình yêu nghề, mến trẻ vô bờ bến. Hơn 20 năm gắn bó với nghề, cô Hiền đã được các cấp, ngành tặng nhiều phần thưởng cao quý. Với cô Hiền, điều đáng trân quý, tự hào không phải là thành tích mà là niềm tin của ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh dành cho mình.
Cô Đặng Thị Thu, một đồng nghiệp gắn bó với cô Hiền hàng chục năm qua cho biết: Ngoài giỏi chuyên môn, tận tụy với nghề, cô Hiền là người mẹ luôn thương yêu, chăm lo, vun vén để các con khôn lớn, học giỏi và trưởng thành. Đây là động lực rất lớn để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường học tập, rèn luyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đây cũng là niềm tự hào đối với đồng nghiệp và người thân trong gia đình cô Hiền. Dù cơ thể cô Dung, cô Hiền không lành lặn nhưng những việc làm, hành động, hình ảnh của các cô lại luôn rất đẹp trong mắt đồng nghiệp. Cô Dung, cô Hiền là những bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời để vươn lên. Năng lượng sống tích cực của các cô cũng chính là nguồn động lực tiếp thêm ý chí vượt khó cho các thế hệ học sinh cũng như nghị lực cho mỗi người khi gặp khó khăn trong cuộc sống. |