【tỉ số ý】"Thiết kế" gói hỗ trợ đủ lớn để kinh tế nhanh chóng phục hồi

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-11 00:16:01 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:177次
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính ủng hộ các gói kích cầu thúc đẩy kinh tế phát triển
Đề xuất 5 nhóm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Tiếp sức hỗ trợ gia hạn,ếtkếquotgóihỗtrợđủlớnđểkinhtếnhanhchóngphụchồtỉ số ý miễn giảm thuế để doanh nghiệp phục hồi sau dịch
Củng cố vững chắc các động lực tăng trưởng để nền kinh tế phục hồi nhanh
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội phục hồi của kinh tế Việt Nam, gồm: sự phục hồi của nền kinh tế thế giới; tăng trưởng nhanh trong phục hồi FDI; các FTA có hiệu lực; sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với các biện pháp kiểm soát Covid-19. 	Ảnh: Nhật Nam
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội phục hồi của kinh tế Việt Nam, gồm: sự phục hồi của nền kinh tế thế giới; tăng trưởng nhanh trong phục hồi FDI; các FTA có hiệu lực; sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với các biện pháp kiểm soát Covid-19. Ảnh: Nhật Nam

Năm 2021 tăng trưởng chỉ đạt gần 2%?

Chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh:

Để kinh tế quý 4 và năm 2022 phục hồi nhanh, cần có gói hỗ trợ đủ lớn và kích thích nền kinh tế. Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng gói cứu trợ lên mức 8-10% GDP. Rút kinh nghiệm các gói cứu trợ trước do có quá nhiều thủ tục giấy tờ, nên không kịp giải ngân cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cứu trợ doanh nghiệp thời gian tới cần phải thông thoáng tối đa về mặt thủ tục, đồng thời phải nhằm vào các doanh nghiệp có khả năng hồi phục để mà hỗ trợ, tránh hỗ trợ những doanh nghiệp không còn khả năng gượng dậy và chắc chắn phá sản.

Việt Nam cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi sang kinh tế số, với việc kiện toàn Chính phủ điện tử để trợ giúp cho các doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo sự liên kết tốt hơn cho chuỗi giá trị. Khi số hóa mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp đối tác mua hàng của nước ngoài.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV:

Chương trình phục hồi là rất cấp thiết khi tiêu dùng trong nước giảm mạnh thời gian vừa qua. Tuy nhiên, chương trình cũng cần làm rõ một vài nội dung để mang tính thực tiễn, cùng với đó là gắn với kế hoạch phát triển 5 năm, đề án tái cơ cấu lại nền kinh tế. Theo tính toán của tôi và nhóm nghiên cứu, hiện cấu trúc nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 thì 50% là tín dụng ngân hàng, 15% là từ thị trường chứng khoán (không bao gồm trái phiếu Chính phủ), 13% là đầu tư công, 22% là vốn FDI. Theo dự kiến, chương trình phục hồi kinh tế sẽ có quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, song song với gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước. Bởi nếu làm tốt cổ phần hoá, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước mỗi năm ngân sách có thể thu về khoảng 40.000 tỷ đồng. Vì vậy, cần xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Tiếp theo là đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính để giải toả ách tắc trong đầu tư hiện tại.

X.Thảo (ghi)

Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 48,5 nghìn doanh nghiệp (tăng 16% so với cùng kỳ năm trước), tăng trưởng kinh tế cũng giảm sâu khiến áp lực tăng trưởng trong cả năm 2021 trở nên nặng nề hơn. Chuyên gia kinh tế PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng: dự báo nền kinh tế khó có thể phục hồi nhanh như kỳ vọng sau các tác động tiêu cực từ làn sóng Covid-19 lần thứ 4 và không thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 là 6,5%.

Dự báo về mức tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới, theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế ngành, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), có 4 yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội phục hồi của kinh tế Việt Nam, gồm: sự phục hồi của nền kinh tế thế giới; tăng trưởng nhanh trong phục hồi FDI; các FTA có hiệu lực; sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với các biện pháp kiểm soát Covid-19. Đáng chú ý, việc các FTA như RCEP có hiệu lực (từ tháng 1/2022) sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong giai đoạn 2022-2023, đặc biệt là cấu trúc nền sản xuất, chuỗi cung ứng ở Việt Nam...

Cũng theo TS. Trần Toàn Thắng, kinh tế quý 4/2021 khó có khả năng phục hồi nhanh. Tăng trưởng quý 4 theo dự báo của NCIF sẽ dao động từ 2,02% đến 3,17% và cả năm sẽ đạt 1,9% (kịch bản khả quan), 1,52% (kịch bản cơ sở). Trong trường hợp phục hồi chậm và nhiều tình huống xấu do kiểm soát dịch bệnh, kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể tăng trưởng ở mức khoảng 0,43%. Bước sang năm 2022, NCIF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam vào khoảng 5,8% (kịch bản cơ sở) và có thể cán mốc 6,7% nếu các yếu tố hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi trở lại của nền kinh tế.

Kỳ vọng đà phục hồi từ gói hỗ trợ kinh tế mới

Trả lời câu hỏi làm thế nào để Việt Nam phục hồi nhanh chóng trong ngắn hạn và duy trì tăng trưởng trong dài hạn? TS. Trần Toàn Thắng cho rằng, trong thời gian tới, cần khẩn trương thực hiện các gói hỗ trợ đã công bố cũng như nghiên cứu thực hiện gói phục hồi tăng trưởng trong trung hạn, xây dựng chiến lược và kịch bản sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới, đặc biệt cần có sự tiếp cận và tư duy chính sách mới trong giai đoạn tới.

“Các biện pháp thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cải thiện hạ tầng số và thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số là rất cần thiết. Ngoài ra cũng cần tận dụng gói hỗ trợ để phát triển một số ngành mũi nhọn, cải thiện chuỗi cung ứng và phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam”, TS. Trần Toàn Thắng chia sẻ.

Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình các cơ quan chức năng chương trình khôi phục kinh tế, trong đó có đề xuất về gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cho giai đoạn 2 năm 2022 – 2023. Vẫn chưa có thông tin cụ thể về quy mô, đối tượng của gói hỗ trợ phục hồi kinh tế này, tuy nhiên theo TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế trung ương, chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ cần có quy mô đủ lớn, diện đủ rộng, có trọng điểm là những ngành, lĩnh vực có mức độ thiệt hại lớn; có đóng góp trực tiếp và lan tỏa khi phục hồi và thời gian đủ dài (2022 - 2023).

Về nguồn lực, TS. Võ Trí Thành cho rằng, có thể sử dụng từ nhiều nguồn. Theo đó, có thể tăng chi, bội chi ngân sách và vay; tiết kiệm (cụ thể là chi thường xuyên); sử dụng một phần dự trữ ngoại hối; tạo nguồn lực qua cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp… Đặc biệt, nếu chấp nhận thâm hụt ngân sách thêm 2%, từ 4-6% GDP thì sẽ có 7 tỷ USD cho chương trình này.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng tiền tuy khó nhưng không phải khó nhất. Điều khó nhất là tiền vào đâu, đúng chỗ, đúng thời điểm. Bởi nếu vào sai, hệ quả sẽ xảy ra như gói kích cầu năm 2009, nền kinh tế rơi vào vòng xoáy “lạm phát cao - tăng trưởng thấp - doanh nghiệp suy kiệt”. Bên cạnh việc triển khai nhanh một gói hỗ trợ đủ lớn như trên, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách và tái cấu trúc kinh tế. Đồng thời, tận dụng hội nhập, khai thác các FTA; thu hút FDI có chất lượng; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…

Nhìn từ kinh nghiệm thế giới, GS Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế quốc tế cao cấp của UNDP cho biết, hầu hết các quốc gia đều tập trung vào các chính sách nhằm tăng cường cung cấp tài chính dài hạn cho đầu tư công và tư nhân. Việc duy trì tỷ lệ đầu tư cao sẽ là yếu tố chính giúp quốc gia ứng phó với khủng hoảng, và Chính phủ sẽ đóng vai trò quyết định. Ngay cả những quốc gia có thị trường tài chính sâu rộng như Mỹ và Đức cũng đã thành lập các ngân hàng phát triển và quỹ phúc lợi quốc gia để cung cấp vốn dài hạn cho các nhóm dự án đầu tư và người vay cụ thể thông qua cho vay trực tiếp, bảo lãnh khoản vay và các công cụ khác.

“Việt Nam cần ưu tiên cải cách các ngân hàng phát triển như Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội khi đất nước phục hồi sau Covid-19 và xây dựng chiến lược đẩy nhanh tăng trưởng trong những năm tiếp theo”. GS Jonathan Pincus nói.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接