【atletico madrid vs villarreal】5 thách thức chuyển đổi số và bài học thành công ở Nga
“Sự bất định” của chuyển đổi số
Chuyển đổi kỹ thuật số là một quy trình chiến lược,áchthứcchuyểnđổisốvàbàihọcthànhcôngởatletico madrid vs villarreal bao gồm việc xem xét toàn bộ chiến lược kinh doanh, mô hình hoạt động, sản phẩm, phương pháp tiếp thị và mục tiêu áp dụng các công nghệ mới.
Theo Alexander Wiebe, Tổng Giám đốc Rusatom Digital Solutions-RDS (Nga), nguyên nhân thúc đẩy chuyển đổi số trước hết là do thị trường đòi hỏi phải tối ưu hóa và phát triển hoạt động kinh doanh, tạo thêm động lực phát triển. Thứ hai là mong muốn theo kịp đối thủ và bắt kịp xu hướng. Thứ ba là nhà nước đặt mục tiêu phát triển công nghệ và chủ quyền số.
Theo Alexander Wiebe, nếu không nhận thức đúng về chuyển đổi số, quy trình này rất có thể chỉ được thực hiện bằng cách thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới hơn, khiến cho quy trình chỉ thay đổi về giao diện chứ không làm thay đổi hệ thống.
Để có những thay đổi về chất, cần xem xét cách các dịch vụ khác nhau tương tác với nhau, cách cấu hình các luồng thông tin, cách chúng ảnh hưởng đến các quy trình kinh doanh khác và những công nghệ mới đã xuất hiện trên thị trường. Chỉ sau đó mới đưa ra giải pháp, gồm cả giải pháp thay thế và giải pháp mới.
Alexander Wiebe lưu ý: “Khi các doanh nghiệp Nga bắt đầu làm sáng tỏ mớ rắc rối này, sẽ có hàng triệu câu hỏi đặt ra về hiệu quả của các quy trình kinh doanh hiện tại, về nền tảng kỹ thuật, nhưng đây là bản chất của quy trình chuyển đổi số”.
Nỗi sợ mắc sai lầm ngăn cản đổi mới
Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey ước tính rằng 70% sáng kiến chuyển đổi số bị thất bại. Trong khi các nhà phân tích của công ty tư vấn công nghệ Gartner cho rằng, mối đe dọa chính đối với các dự án chuyển đổi số trên toàn thế giới là thiếu năng lực.
Tại Nga, những nhà quản lý có kinh nghiệm về chuyển đổi số còn hạn chế. Trong khi đó, bất kỳ thay đổi nào cũng luôn tiềm ẩn rủi ro. Nhiều nhà quản lý địa phương không muốn tham gia vào quá trình chuyển đổi do lo ngại các dự án có thể không thành công.
Các công ty tư nhân có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn, nhưng không phải doanh nghiệp lớn nào cũng vậy. RDS đã trực tiếp tham gia thực hiện chiến lược kỹ thuật số thống nhất của tập đoàn nhà nước Rosatom kể từ năm 2019, tham gia sản xuất và thử nghiệm kỹ thuật số trong lĩnh vực mạch công nghiệp năng lượng hạt nhân.
Hiện nay, RDS đã mở rộng cung cấp danh mục sản phẩm, giải pháp và dịch vụ kỹ thuật số độc lập cho các công ty khác trên thị trường Nga.
Bài học của RDS là phải trang bị hiểu biết sâu sắc về quy trình sản xuất, kinh doanh và đặc thù của các ngành khác nhau, ngoài việc tự phát triển năng lực kỹ thuật số
Các luồng thông tin rời rạc
Thực trạng phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay tồn tại vấn đề nan giải là các giải pháp công nghệ bị chồng chéo lẫn nhau, được triển khai riêng biệt, không đánh giá được tác động lẫn nhau. Các hệ thống thông tin riêng lẻ tương tác theo mô hình “điểm-điểm”, do đó sự kết nối giữa chúng lỏng lẻo.
Điều đó dẫn đến việc lặp đi lặp lại quá trình nhập dữ liệu, bất tiện sao chép và xử lý, kéo theo chi phí tích hợp và bảo trì hệ thống chắp vá tăng lên đáng kể. Vì vậy, chiến lược đúng đắn là sắp xếp trật tự cho các quy trình hiện có và sau đó tự động hóa chúng.
Thiếu chiến lược xuyên suốt
Chuyển đổi số bao gồm 4 chu trình chính là: Chuyển đổi sang mô hình kinh doanh nền tảng; chuyển đổi từ công nghệ thông tin sang tạo tài sản kỹ thuật số và xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu; chuyển đổi từ quản lý dự án và chức năng sang quản lý sản phẩm; chuyển sang văn hóa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu và phát triển các kết nối theo chiều ngang.
Tuy nhiên, đại đa số các công ty bắt đầu chuyển đổi số đã không thành công do đánh giá sai tình hình. Khi bắt đầu một dự án, RDS thường nghiên cứu kỹ các quy trình kinh doanh, xác định các vấn đề không chỉ nằm ở tự động hóa, mà còn ở các quy trình kinh doanh.
“Khi đã có các thông số kỹ thuật và giải pháp toàn diện, RDS sẽ đề xuất tái cấu trúc quy trình kinh doanh một cách hợp lý” - Alexander Wiebe cho biết.
Một vấn đề khác là quy mô của sự chuyển đổi. Chuyển đổi số thường chỉ được hiểu là một lộ trình duy nhất. Alexander Wiebe lưu ý: “Quá trình này chỉ đạt được hiệu quả lớn nhất khi có thể xem xét tổng thể các giải pháp và sản phẩm khác nhau, cách chúng phù hợp với nhau và cách tạo ra giá trị cho khách hàng”. Để có cách tiếp cận thích hợp như vậy, khi thực hiện các dự án chuyển đổi số cần bám sát cả 4 chu trình chính nêu trên.
Nhận thức tiêu cực về sự đổi mới
Theo khảo sát của cơ quan phân tích The Economist Intelligence Unit (Anh), gần 1/3 công ty đã phải đối mặt với làn sóng tẩy chay nội bộ đối với việc áp dụng chuyển đổi số. “Các nhà quản lý tầm trung có thể phá hoại bằng một cuộc đình công. Điều này xảy ra nếu ban lãnh đạo không thể giải thích cho họ về tầm nhìn phù hợp và xác định chính xác nhiệm vụ” - Alexander Wiebe giải thích.
Vì vậy, cần tăng cường các giải pháp, kể cả nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn bên ngoài, để động viên nhân viên và giúp họ sẵn sàng đón nhận quy trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số trước hết là một quá trình chuyển đổi về mặt tư tưởng, đòi hỏi sự thay đổi nhất định về nhận thức, xem xét lại chiến lược kinh doanh và bác bỏ những khuôn mẫu sáo rỗng, do đó Alexander Wiebe cho rằng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo có năng lực là chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển đổi, phân tích các tiêu chuẩn, chọn ra những thứ tốt nhất hiện có và biến nó thành “động cơ của sự tiến bộ”.
(theo RBC)
相关推荐
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nâng cao vị thế sản phẩm của Việt tại thị trường qu
- Rau má có khả năng phòng ngừa ung thư hiệu quả
- Tháo 'nút thắt' nội tại để kinh tế Việt Nam cất cánh
- Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá với thép cán nguội Trung Quốc
- Doanh nghiệp tham gia Khảo sát của NIC sẽ được ưu tiên tiếp cận Quỹ đầu tư trong và ngoài nước
- Phát hiện loại thuốc rẻ quen thuộc ngừa được COVID