Trao đổi với ông Oguz Onal,óTổngcụctrưởngNguyễnCôngBìnhtiếpxãgiaochuyêthứ hạng của giải vô địch na uy Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Công Bình cho biết, Hải quan Việt Nam đã triển khai nghiệp vụ quản lý rủi ro trong 10 năm qua và đã có những bước tiến nhất định. Hiện tại Hải quan Việt Nam đã đưa khung pháp lý về quản lý rủi ro vào Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan 2014. Đặc biệt Hải quan Việt Nam đang triển khai Quyết định 65/2015/QĐ-TTg, theo đó, Ban Quản lý rủi ro được nâng lên thành Cục Quản lý rủi ro, điều này khẳng định quản lý rủi ro đang trở thành một khâu nghiệp vụ quan trọng công tác hải quan.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Công Bình đánh giá cao việc WCO đã lựa chọn Hải quan Việt Nam để tổ chức triển khai khung quản lý rủi ro, điều này đã cổ vũ Hải quan Việt Nam khẳng định mình trong cộng đồng Hải quan thế giới và việc xây dựng khung quản lý rủi ro sẽ giúp Hải quan Việt Nam rất nhiều trong việc hội nhập quốc tế.
Theo ông Oguz Onal, liên quan đến Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WCO thì có nhiều yêu cầu liên quan đến quản lý rủi ro. Do đó, WCO đã chọn Hải quan Việt Nam để tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng quản lý rủi ro với mong muốn khung quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam trở thành hình mẫu cho các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ông Oguz Onal khẳng định, đây là dạng hội thảo được tổ chức đầu tiên về xây dựng khung quản lý rủi ro tại châu Á Thái Bình Dương. Khung quản lý rủi ro sẽ giúp cơ quan Hải quan tiếp cận sâu và toàn diện về quản lý rủi ro trong XNK.
Được biết, đến Việt Nam lần này, ông Oguz Onal và các chuyên gia khác của WCO tập trung giới thiệu Cẩm nang về quản lý rủi ro; quản lý rủi ro tổ chức trên diện rộng (quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan, cấu trúc quản lý rủi ro); Xây dựng khu quản lý rủi ro (phương pháp xây dựng; xác định các mục tiêu chiến lược, ưu tiên; phương pháp xác định rủi ro liên quan đến mục tiêu chiến lược; thiết lập bảng chỉ dẫn rủi ro)… cho CBCC của Hải quan Việt Nam.