当前位置:首页 > Thể thao > 【tỷ số europa league】Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiêu chuẩn hóa 正文

【tỷ số europa league】Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiêu chuẩn hóa

来源:Empire777   作者:Thể thao   时间:2025-01-10 22:31:59

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cung cấp nền tảng học trực tuyến ISO Digital Learning Platform,ảiphápnângcaochấtlượngnguồnnhânlựctiêuchuẩnhótỷ số europa league bao gồm các khóa học đa dạng về chủ đề như Quy trình tiêu chuẩn hóa quốc tế, Quản lý chất lượng và phát triển kỹ năng lãnh đạo. Các khóa học này nhắm đến cả những người mới bắt đầu và chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, giúp họ nắm rõ quy trình phát triển tiêu chuẩn và vai trò của tiêu chuẩn trong thương mại, kinh doanh quốc tế.

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) hợp tác với ISO phát triển khóa học eLearning GSP nhằm thúc đẩy các thực hành tiêu chuẩn hóa tốt cho thương mại quốc tế. Khóa học chủ yếu dành cho nhân viên cơ quan tiêu chuẩn quốc gia ở các nước đang phát triển, giúp tăng cường năng lực của các quốc gia trong việc tham gia vào quá trình thiết lập tiêu chuẩn quốc tế và tích hợp vào hệ thống thương mại toàn cầu. Sáng kiến này hỗ trợ kỹ thuật và phát triển kiến thức nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu quốc tế.

Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) có các chương trình dành cho những chuyên gia về kỹ thuật điện, giúp họ tham gia sâu hơn vào các ủy ban kỹ thuật và hội đồng quản lý của IEC. Họ cung cấp chương trình cố vấn để ghép đôi các chuyên gia giàu kinh nghiệm với những người mới tham gia cũng như tổ chức hội thảo và khóa học về vai trò, trách nhiệm của các vị trí lãnh đạo trong quá trình phát triển tiêu chuẩn.

Các chương trình này giúp xây dựng lực lượng lao động tiêu chuẩn hóa toàn cầu có kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững và thương mại công bằng, đồng thời khuyến khích sự tham gia tích cực của các quốc gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa quốc tế.

Một số quốc gia khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng phát triển những chương trình đào tạo tập trung vào nhóm đối tượng khác nhau nhằm mục tiêu xây dựng lực lượng chuyên gia và nhân lực có hiểu biết sâu rộng, hỗ trợ các doanh nghiệp và quốc gia trong việc phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế thông qua việc tuân thủ và tham gia vào tiêu chuẩn hóa.

Viện Tiêu chuẩn Mỹ (ANSI) có các khóa học và hội thảo để giới thiệu các tiêu chuẩn và quy trình liên quan, phục vụ cho tất cả các cấp độ hiểu biết, từ người mới đến chuyên gia có kinh nghiệm. Chương trình bao gồm các khóa học trực tuyến và hội thảo trực tiếp, giúp người tham gia nắm vững cách thức phát triển tiêu chuẩn và tầm quan trọng của việc tuân thủ tiêu chuẩn trong thương mại, sản xuất quốc tế.

Anh Quốc thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục tiêu chuẩn hóa thông qua Cơ quan tiêu chuẩn Anh (BSI), tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về vai trò của tiêu chuẩn trong các ngành công nghiệp, cũng như phát triển kinh tế quốc gia. Chương trình tiêu chuẩn hóa tại Anh đã giúp tạo nền tảng chung cho việc tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn và khuyến khích sự tham gia của các cá nhân vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn.

Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Trung Quốc (CNIS) đã triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về tiêu chuẩn hóa, nhấn mạnh vào tác động của tiêu chuẩn đối với phát triển kinh tế và xã hội. Họ còn tích hợp giáo dục tiêu chuẩn trong các trường đại học và tổ chức các khóa học nhằm thúc đẩy sự hiểu biết rộng rãi về tiêu chuẩn, giúp Trung Quốc tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Cơ quan Công nghệ và Tiêu chuẩn Hàn Quốc (KATS) điều hành Chương trình xúc tiến giáo dục về tiêu chuẩn hóa trong trường đại học (UEPS), mang lại cơ hội học tập và đào tạo về tiêu chuẩn từ bậc phổ thông đến đại học. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn tổ chức các khóa học thực hành và phát triển lãnh đạo cho chuyên gia tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn quốc tế, giúp các chuyên gia Hàn Quốc có thể dẫn đầu trong các hoạt động tiêu chuẩn hóa toàn cầu.

Ở Việt Nam, từ những năm 2012-2015 đã có những giáo trình và chương trình phát triển đội ngũ giảng viên cũng như thí điểm đưa tiêu chuẩn hóa thành một môn học trong các trường đại học. Đến 2019, đã có những lớp học đầu tiên đưa kiến thức tiêu chuẩn hóa vào một số trường đại học khối kỹ thuật, kinh tế và quản trị kinh doanh.

Những nỗ lực bước đầu này nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức cơ bản nhất về tiêu chuẩn chất lượng đến gần hơn với thế hệ trẻ. Kiến thức cơ sở đề cập cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa như là công cụ dưới góc độ kinh tế, kỹ thuật và luật pháp. Phần nội dung mở rộng cụ thể hóa những kiến thức cơ bản đến những ứng dụng của tiêu chuẩn trong các hoạt động như đánh giá sự phù hợp, quản lý chất lượng, đo lường…

Hoạt động đào tạo chuyên gia tiêu chuẩn hóa cũng được quan tâm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, hoạt động này đã được đầu tư thường xuyên, liên tục hơn, tập trung vào các nhóm đối tượng như cán bộ làm công tác tiêu chuẩn hóa tại các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, các chuyên gia, thành viên Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia. Hàng ngàn chuyên gia đã được đào tạo nghiệp vụ xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế trong khuôn khổ Chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng giai đoạn 2010-2020 và giai đoạn 2021-2030. Các khóa đào tạo đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ để trực tiếp tham gia, đóng góp vào quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Trong khuôn khổ Chương trình năm 2024, ngoài 02 khóa đào tạo dành cho đối tượng là các thành viên Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia còn có 03 khóa đạo tạo dành cho cán bộ làm công tác tiêu chuẩn hóa được triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các học viên tham dự trang bị kiến thức chung về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), bao gồm hệ thống các văn bản quy định, nghiệp vụ; nguyên tắc, phương thức, quy trình, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn... Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực và sự tham gia của Việt Nam.

Thông qua các khóa đào tạo, cán bộ tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa có thêm cơ hội cập nhật, trau dồi kiến thức, hiểu biết của mình trong quá trình tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, đóng góp vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nâng cao hiệu quả quản lý, trao đổi thông tin, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn và sức khỏe… của toàn xã hội, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình hội nhập quốc tế cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cũng trong năm 2024, 03 thư ký Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia đã được cử tham dự một khóa đào tạo, học tập kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn quốc tế tại Hàn Quốc. Với sự hỗ trợ và điều phối của KATS và Hiệp hội Tiêu chuẩn Hàn Quốc (KSA), đoàn Việt Nam đã được các giảng viên hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, học viện cũng đồng thời đã và đang đảm nhiệm vị trí Trưởng ban, Trưởng nhóm công tác, quản lý ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu.

Trên cơ sở nguyên tắc, quy trình chung của ISO, IEC, các chuyên gia đã cụ thể hóa những hoạt động, đóng góp và thành tựu của Hàn Quốc trong hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế. Trên quan điểm tiêu chuẩn đóng vai trò dẫn dắt, đề xuất phải từ cơ sở, đối với những lĩnh vực thế mạnh cần ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn quốc tế trước, chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia sau...

Từ 2021 đến nay, mỗi năm Hàn Quốc có trên 80 đề xuất tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC. Ví dụ điển hình đã được nhiều nước học tập là trong giai đoạn COVID-19, Hàn Quốc đã nhanh chóng đưa ra 18 đề xuất dự án và phát triển thành công 15 tiêu chuẩn quốc tế mới để kịp thời ứng phó với đại dịch. Hiện tại, KATS vẫn đang triển khai các dự án tăng cường năng lực để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh về các khóa đào tạo đã được triển khai trong năm 2024.

标签:

责任编辑:World Cup