Kịch bản phim được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Tình sử Nam Phương hoàng hậu của nhà văn Trần Thị Hảo và cuốn sách nghiên cứu lịch sử Nam Phương hoàng hậucủa tác giả Lê Lan Khanh. Câu chuyện tập trung kể quãng thời gian hơn 10 năm sống trong Cấm thành của vị hoàng hậu nhà Nguyễn,ởiđộngphimvềNamPhươnghoànghậnhận định trận benfica cuộc sống hôn nhân từ hạnh phúc đến buồn đau bên hoàng đế Bảo Đại, đến ngày cả hoàng gia rời Đại Nội để bắt đầu cuộc đời lặng lẽ.
Bộ phim mong muốn tái hiện chân dung Nam Phương hoàng hậu luôn tỏa sáng với sự tri thức, đức hạnh, sự tài giỏi, khéo léo để tồn tại trước mọi sóng gió thời cuộc. Bên cạnh đó, phim cũng sẽ khắc họa hình ảnh Thái hậu Từ Cung, một hình mẫu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, với tình yêu và sự hy sinh cho gia đình, cũng như sự quyết liệt gìn giữ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc.
Nhà sản xuất cho biết bộ phim hoàn toàn không chú trọng vào tính cung đấu. Kịch bản thông qua hình ảnh Nam Phương hoàng hậu hay đức thái hậu Từ Cung để thể hiện và tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: thông minh, tài giỏi, dịu dàng, mạnh mẽ, luôn bình tĩnh đương đầu khó khăn, cũng như có một tình yêu lớn với quê hương đất nước.
Hoàng hậu cuối cùng dự kiến khởi quay năm 2025 tại Huế, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, TP HCM và vùng Chabrignac của nước Pháp, nơi Hoàng hậu Nam Phương sống những ngày cuối đời. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ đoàn phim thực hiện phần lớn thời lượng tại quần thể di tích Huế. Đặc biệt, Điện Kiến Trung – nơi ăn ở, làm việc của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương cùng các hoàng tử, công chúa - sẽ được chọn làm bối cảnh chính. Ngoài ra, dự án còn được cố vấn chuyên môn từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử.
Đạo diễn Bảo Nhân - Nam Cito vui mừng bước vào dự án sau 5 năm nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Bộ đôi nhà làm phim quen thuộc với các tác phẩm về phụ nữ thượng lưu thời hiện đại trong series phim Gái già lắm chiêu, trong đó hai phần có bối cảnh chính ở Huế. Đạo diễn Bảo Nhân là người con của vùng đất cố đô.
Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, thuộc một gia đình điền chủ giàu có. 12 tuổi, bà được cha mẹ gửi sang Pháp du học. Sau khi hoàn thành tú tài khi 18 tuổi, bà về nước. Đó cũng là năm bà lần đầu gặp hoàng đế Bảo Đại ở Đà Lạt. Ông chọn bà là người sát cánh trên cương vị "Đại Nam thiên tử" vì bà vốn dung mạo hơn người, tính hạnh thuần hậu, thuộc gia đình trâm anh, có học thức. Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại có hai hoàng tử, ba công chúa.
Phong Kiều